Những ngày đầu năm mới, hòa trong không khí mừng Tết, nhà nhà người người đều nô nức đi lễ chùa đầu năm thì chùa Hương một quần thể danh thắng nổi tiếng Hà Nội là một trong những điểm đến du lịch tâm linh thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái dâng hương, dâng quả cầu nguyện cho một ăn mới phát tài phát lộc, làm ăn đủ đầy. Và nếu bạn cũng đang lên kế hoạch cho một chuyến du xuân đến chùa Hương thì hãy xem hết video này và theo dõi toàn bộ hành trình đi viếng chùa Hương ngày Tết của Blog Du Lịch qua những nội dung sau:

– Chùa Hương ở đâu?
– Giới thiệu về chùa Hương
– Cách di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Hương
– Kinh nghiệm viếng chùa Hương ngày Tết
– Các địa điểm du lịch tại Chùa Hương
– Viếng chùa Hương ngày Tết mua gì về làm quà

Chùa Hương ở đâu?

Chùa Hương, hay còn được gọi là Chùa Hương Tích, tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đắc địa, chùa Hương không chỉ là nơi linh thiêng thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm mà còn là một trong những trung tâm văn hóa và tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của đất nước. Thường thì Blog Du lịch thấy, khi đi viếng chùa Hương ngày tết phần lớn các du khách đều không chỉ đến để chiêm bái Chùa Hương Tích mà mọi người sẽ ghé qua cả nhiều điểm đến độc đáo như động Hương Tích, chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan, mỗi nơi, mỗi chốn đều mang trong mình những câu chuyện ly kỳ ẩn sau nó. Và điều đặc biệt, trong hành chính đi lễ chùa Hương đầu năm Blog Du Lịch còn thấy có không ít du khách bên cạnh đến để chiêm bái, dâng hương người ta còn đến vì vẻ đẹp non nước nơi đây mang đến một không gian thiêng liêng, thanh bình giữa lòng thiên nhiên hùng vĩ. Cho dù bạn là một phật tử hay đơn giản là 1 du khách muốn đi vãng cảnh đầu năm thì Blog Du Lịch thấy chùa Hương chắc chắn sẽ là một điểm đến mà bạn không thể bỏ lỡ trong mùa Tết 2024 này.

<<<Xem thêm: Tổng hợp các điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 trên toàn quốc

Giới thiệu về Chùa Hương

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 62km về phía Tây Nam, chùa Hương được xây dựng ở vùng núi đá vôi trùng điểm của huyện Mỹ Đức đã thu hút hàng triệu lượt đổ về tham quan Lễ Phật mỗi mùa Tết đến xuân về. Theo như Blog Du Lịch tìm hiểu thì chùa Hương đã được hình thành từ rất lâu về trước, từ tận khoảng thế kỷ 15 cơ. Ngôi chùa Hương Sơn này thì được xây dựng bởi một vài vị sư tăng. Và trong quá trình hình thành, chùa Hương cũng không tránh khỏi những lần bom rơi đạn lạc trong trận chiến tranh năm 1947 dẫn tới hư hỏng nặng nề. Tuy nhiên cho đến nay thì Chùa Hương đã trải qua nhiều lần tôn tạo và trở thành một quần thể du lịch tâm lịch bậc nhất miền Bắc.

Thường thì dòng người hay đổ về chùa Hương nhiều nhất là mỗi độ xuân sang tức khoảng tháng 1 – tháng 4 âm lịch, bởi trong thời gian này sẽ là lúc đăng cai lễ hội chùa Hương, thường sẽ đăng cai từ ngày mùng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên Blog Du Lịch thấy thời điểm này chùa Hương đón một lượng du khách rất lớn từ trong và cả ngoài nước, nên sẽ không thể tránh được những lúc quá tải. Ngoài ra thì bạn vẫn có thể ghé chùa Hương vào các mùa khác trong năm chẳng hạn như Tháng 5 – tháng 9 là mùa hoa gạo nở rực ở hai bên mép sông, tạo nên một khung cảnh nên thơ và lãng mạn, còn như tháng 10 – tháng 12 sẽ là thời điểm hoa súng ở chùa Hương đúng độ nở đẹp nhất, lúc này cũng đã thưa dân khách du lịch, bạn có thể ngắm nhìn chùa Hương trong dáng vẻ tĩnh lặng đầy linh thiêng.

<<<Xem thêm: Khám phá nét đặc trưng ngày Tết các dân tộc Việt Nam

Các di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Hương

Năm ngay trong thủ đô Hà Nội thôi nên Blog Du lịch thấy đường xá đến Chùa Hương khá đẹp và thuận tiện. Từ Hà Nội các bạn có thể chọn một trong những cách sau để đi lễ chùa Hương trong dịp Tết 2024, chẳng hạn như:

1. Xe taxi

Nếu trong dịp Tết đầu năm bạn định đi Lễ Chùa Hương với gia đình có ít thành viên thôi thì Blog Du Lịch nghĩa đi taxi đến chùa Hương sẽ là cách thuận tiện nhất dành cho bạn. Bởi Tết thì đường xá vẫn còn đông đúc rất nhiều xe cộ, nên giao phó cho một tài xế lái xe chuyên nghiệp sẽ là cách an toàn nhất. Bên cạnh đó thì tiện nghi trên xe taxi cũng rất tốt, che nắng được, che mưa cũng oke luôn mà quan trong là có phần khoang cốp xe rộng rãi, thoải mái cho bạn mua sắm lễ vật để viếng chùa Hương đầu năm. Như theo Kinh nghiệm đi lễ Chùa Hương vào dịp Tết năm trước của Blog Du lịch thì tiền taxi 2 chiều từ Hà Nội – Chùa Hương sẽ là khoảng 1500k, tiền này thì đã bao gồm chi phí cầu đường, tiền đi lại và cả tiền tài xế chờ đợi mình nữa bạn nha.

2. Xe ô tô cá nhân

Nếu gia đình bạn có ô tô cá nhân thì tốt quá rồi, mình có thể tiết kiệm được một khoản trong việc đi lại ha. Mà Blog Du lịch thấy đường đến chùa Hương toàn đường đẹp, đường ngon thôi nên các bạn cứ yên tâm mà bon bon đi lễ Chùa đầu năm. Thường thì khi tự lái xe đi lễ Chùa Hương trong dịp Tết, Blog Du Lịch sẽ hay đi theo lộ trình của cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ, xong sau khi đến nút giao Đồng Văn thì mình rẽ tới quốc lộ 38 từ đây bạn sẽ đi qua chợ Dầu từ đó đi khoảng 11 km nữa là bạn sẽ đến được Chùa Hương nha.

3. Xe công cộng

Nếu bạn dự định mang theo ít độ đạc và có dư giả thời gian cho việc đi lễ Chùa Hương dịp Tết thì có thể xem xét tới việc di chuyển từ Hà Nội đến chùa Hương bằng xe bus nha. Bởi như quan sát của Blog Du Lịch thì mình vẫn thấy có một số tuyến xe khách đi từ bến xe Yên Nghĩa và bến xe Mỹ Đình trả khách ở Tế Tiêu gần chùa Hương đó nha. Tuy nhiên nếu bạn dự định lựa chọn xe công cộng đi lễ đầu năm thì hãy lưu ý một điều, Tết là thời điểm mà rất nhiều người có nhu cầu đi lại vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi cái cảnh chen chúc rồi trộm cắp, cướp bóc trên xe đâu nè. Do đó, bạn cần phải thật cẩn thận để không phải gặp những điều không mong muốn xảy ra nha.

Kinh nghiệm viếng chùa Hương ngày Tết

Là một quần thể du lịch tâm linh có tiếng tại Việt Nam, vì vậy khi đi viếng lễ Chùa Hương trong dịp Tết, bạn vẫn sẽ cần trả phí dịch vụ cho các địa điểm tham quan tại khu du lịch Chùa Hương đó nha, chẳng hạn như:

– Vé thăm quan thắng cảnh 80k/người (trong đây đã bao gồm vé vào cửa và vé tham quan toàn bộ 21 điểm di tích tại chùa Hương)
– Về việc đi đò tham quan chùa Hương, người ta sẽ chia ra làm 2 tuyến là
+ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích giá khoảng 50k/người
+ Tuyến Tuyết Sơn – Long Vân giá khoảng 35k/người

Tuy nhiên theo kinh nghiệm viếng chùa Hương ngày Tết của Blog Du Lịch thì bạn sẽ cần phải chờ cho người ta ghé đủ số lượng người từ 6 – 10 người 1 thuyền rồi mới đi đó nha. Còn trong trường hợp mà bạn có ít người hơn nhưng muốn đi riêng thì sẽ phải bù thêm tiền vào nè.

– Vé cáp treo chùa Hương khứ hồi:
+ Người lớn: 220.000 VND/vé
+ Trẻ em: 150.000 VND/vé
+ Du khách là thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m và dưới 10 tuổi thì được miễn phí

– Ngoài ra thì Blog Du Lịch cũng thấy vào các ngày lễ quan trọng như ngày di sản (23/11), tết Nguyên Đán và lễ Phật Đản(15/4) thì khu du lịch cũng chạy chương trình miễn phí vé vào cửa để chào đón du khách đến chiêm bái đó nha.

<<<Xem thêm: Du lịch Quảng Ninh 2024 – Kinh nghiệm viếng chùa Yên Tử ngày Tết phải nằm lòng

Khi viếng chùa Hương vào những ngày đầu năm mới, đặc biệt là ngày Tết sẽ có một vài lưu ý mà bạn cần chú ý như sau:

1. Trang phục lịch sự, thoải mái

Là một trong những quần thể du lịch tâm linh lớn nhất nước nhưng đồng thời Chùa Hương cũng là một khu du lịch có cảnh quan thiên nhiên trù phú. Vì vậy có không ít du khách xúng xính áo quần để diện những bộ đồ trang phục đẹp nhất đi chơi Tết. Tuy nhiên các bạn hãy nhớ rằng mục đích chính của chúng ta vẫn là dâng hương, lễ chùa do đó hãy mặc trang phục kín đáo, tối màu, và lịch sự và hạn chế diện những trang phục quá gợi cảm hoặc quá nổi bật nha.

2. Chuẩn bị đồ lễ viếng chùa Hương ngày Tết

Thường thì đi viếng chùa Hương đầu năm hiếm có ai đi tay không lắm, phần lớn người ta sẽ tự chuẩn bị đồ lễ viếng từ nhà, hoặc cũng có thể là mua đồ lễ tại các cửa hàng ở chân núi Hương Sơn. Thường thì đồ lễ dâng chùa Hương sẽ bao gồm hoa tươi, trầu cau, tiền vàng, hương, nến,… Tuy nhiên thì quần thể du lịch Chùa Hương có tới hơn chục ngôi chùa lận, nên để mà chuẩn bị hết đồ lễ cũng sẽ hơi lỉnh kỉnh. Do đó, các bạn có có thể chủ động mua ở các cửa hàng trong khuôn viên chùa, tuy nhiên hãy nhớ rằng, bạn có thể sẽ bị thét một mức giá cao ngất ngưởng đó nha, nên phải thủ sẵn cho mình một vài chiêu mặc cả khi đi lễ chùa Hương ngày Tết đó nha.

3. Chuẩn bị sức khỏe

Nằm trên ngọn núi đồ sộ với hàng chục điểm đến tâm linh quan trọng vì vậy, dù cho đã có xe đò và cáp treo hỗ trợ bạn trong quá trình hành hương chùa Hương ngày Tết những theo Blog Du Lịch, di chuyển giữa các danh thắng này cũng mệt lắm à. Do đó hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt cho chuyến đi du xuân chùa Hương dịp Tết đầu năm nha.

4. Lưu ý về an toàn

Dịp Tết hàng năm có đến hàng triệu lượng du khách tìm đến Chùa Hương để cầu tự, do đó cũng sẽ không tránh được một vài những tình huống xấu chẳng hạn như cướp bóc, trộm cắp, do đó các bạn hãy chú ý dùm Blog Du Lịch, khi đi lễ chùa Hương và dịp Tết 2024 đừng đeo các bộ trang sức quý giá và bảo quản bóp tiền, điện thoại thật kỹ để tránh trường hợp nó bị “lạc trôi” trong đám đông nô nức đi viếng chùa Hương đầu năm nha.

4. Nên đi theo Tour

Nếu các bạn từ vùng xa tới, và muốn tìm hiểu rõ nhất những câu chuyện bí ẩn nằm ẩn sau các địa điểm du lịch Chùa Hương nổi tiếng, đừng ngần ngại mà tìm ngay cho mình một tour viếng chùa Hương ngày Tết nha
Tin Blog Du Lịch đi, đây đều là những kinh nghiệm quý giá có thể giúp các bạn tận hưởng hành trình viếng chùa Hương ngày Tết một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất đó.

<<<Xem thêm: Kinh nghiệm đi máy bay ngày Tết – những sai lầm ai cũng mắc phải nhưng chưa ai nhắc bạn

Các địa điểm du lịch tại Chùa Hương

1. Đền Trình

Đây là ngôi đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần bảo hộ cho vùng đất Hương Sơn. Theo kinh nghiệm viếng chùa Hương ngày Tết của Blog Du Lịch thì đây sẽ là điểm đến đầu tiên nơi mọi du khách đến trình báo trước khi chính thức bước chân vào hành trình dâng hương Lễ Chùa Hương đầu năm. Thường thì mùng 6 Tết âm hàng năm, các bậc trưởng bối trong vùng sẽ tổ chức lễ khai sơn thu hút đông đảo khách du lịch đến xem.

2. Chùa Thiên Trù

Là ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 17 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Được biết ngôi chùa Thiên Trù là một trong những ngôi chùa đẹp và rộng lớn nhất trong khu di tích Hương Sơn. Như kinh nghiệm viếng chùa Hương dịp Tết của Blog Du Lịch thì mình sẽ cần phải đi bộ tới gần 40 phút từ bến đò thì với có thể đến được với chùa Thiên Trù đó nha. Vì vậy các bạn hãy lưu ý rằng, khi đi viếng chùa Hương đầu năm, hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày thật êm ái và nếu được thì nên là rộng hơn 1 size so với bình thường nhằm hạn chế tình trạng đau chân, ảnh hưởng đến toàn bộ hành trình dâng hương đầu năm nha.

3. Động Hương Tích

Đây là một hang động lớn, nằm trong lòng núi Hương Tích có chiều dài khoảng 100m. Trong động có một pho tượng Phật bà Quan Âm được tạc bằng đá xanh từ thời Tây Sơn.

4. Chùa Giải Oan

Nằm cách động Hương Tích khoảng 2,5km sẽ là Chùa Giải Oan nằm trên ngọn núi Long Tuyền. Nơi đây thờ phật Bồ Tát Quan Thế Âm cùng với một chiếc giếng cổ gắn liền với nhiều câu chuyện truyền thuyết trong vùng.

5. Chùa Long Vân

Nằm một nhánh khác của dòng suối Yến, chùa Long Vân là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 18 nổi tiếng là nơi có phong cảnh hữu tình.

6. Động Long Vân

Cách Chùa Long Vân một vài phút đi bộ, chúng ta sẽ bắt gặp Động Long Vân, nơi thờ Phật. Động Long Vân chỉ có chiều rộng khoảng 50m như địa danh nổi tiếng chùa Hương này lại có một hang rất sâu với nhiều phiến nhũ đã có hình thù kỳ quá, thường được người dân địa phương gọi là động âm.

7. Hang Sũng Sàm

Là một hang nằm sâu trong vùng núi đá vôi, mới được khai quật vào năm 1975 trở lại đây. Trong hang Sũng sàm có cảnh quan kỳ vỹ và một hồ nước trong xanh, thường sẽ là nơi để du khách thưởng ngoạn và chụp ảnh.

<<<Xem thêm: Du lịch Đà Nẵng dịp Tết 2024 – Bí kíp cho chuyến du xuân hoàn hảo

Viếng chùa Hương ngày Tết mua gì về làm quà

1. Rau sắng

Là một loại rau rừng đặc sản của chùa Hương, mà bất kỳ du khách nào khi đi viếng chùa Hương đầu năm mỗi người cũng sắm cho mình ít nhất 1 – 2 bó để mua về làm quà cho gia đình. Blog Du Lịch thì thấy rau sắng vị khá giống với rau ngót, thường thì dùng để nấu canh sẽ là ngon nhất bạn nha. Thường thì người ta vẫn hay kháo nhau là phải nấu rau sắng suông thì mới có thể tận hưởng trọn vị của món rau tinh hoa đất rừng này, tuy nhiên Blog Du Lịch thấy nấu rau sắng cùng với xương lợn hoặc tôm non cũng đưa miệng lắm đó nha.

2. Chè củ mài

Chè củ mài là một loại chè đặc sản của chùa Hương, có vị ngọt, thanh nhẹ nhàng. Theo như Blog Du Lịch tìm hiểu thì món chè này có tác dụng giải nhiệt rất tốt nên cực kỳ tốt cho sức khỏe luôn đó nha.

3. Mơ rừng

Một món quà mà Blog Du Lịch thường thấy phật tử và du khách hay mua mang về làm quá sau khi đi lễ chùa Hương ngày Tết nữa đó là mơ rừng. Mơ rừng chùa hương có vị chua và hậu vị hơi ngọt nhẹ, thường được sử dụng để ngâm muối và ngâm đường làm nước giải khát mùa hè rất ngon luôn đó nha.

Và đó là toàn bộ những kinh nghiệm đi lễ Chùa Hương đầu năm mà Blog Du Lịch muốn chia sẻ với các bạn trong video ngày hôm nay. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn sẽ có thể xây dựng một kế hoạch thăm viếng chùa Hương ngày Tết thật an toàn, mọi sự hanh thông nha.

<<<Xem thêm: Du lịch Phú Quốc tự túc 2024 – Kinh nghiệm vui chơi ngày tết không lo về giá

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *