Nằm tại những địa điểm nổi tiếng ở Việt Nam, 7 cột cờ này thu hút đông du khách check-in. Những cột cờ bay phấp phơi hiên ngang như tinh thần của đất nước. Bạn có biết hết 7 cột cờ nổi tiếng nhất Việt Nam này chưa, hãy cùng #BlogDuLịch check in nhé.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú có lẽ là cột cờ nổi tiếng nhất Việt Nam. Đây là cột cờ mà hầu như khách du lịch nào cũng muốn check in khi đến Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú là công trình thiêng liêng nơi điểm cực Bắc Việt Nam. Cột cờ Lũng Cú đã có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ Lũng Cú cao hơn 30m, kiểu dáng bát giác, trang trí trống đồng Đông Sơn, trên đỉnh là quốc kỳ diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em của Việt Nam.

Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Đường lên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú được xây dựng với tổng số 839 bậc thang, chia làm 3 chặng. Giữa các chặng có nhà chờ để khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh.

Du lịch Hà Giang 2021 bạn đã check in đủ 13 địa điểm du lịch này chưa

Cột cờ Hà Nội

Tại thủ đô Hà Nội rất nổi tiếng với công trình Cột cờ Hà Nội, hay Kỳ đài. Khi đi du lịch Hà Nội bạn sẽ được thấy lá cờ bay phấp phới trong giờ. Cột cờ Hà Nội cũng là một trong những công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất thuộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Cột cờ Hà Nội đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới bởi UNESCO vào năm 2010. Đỉnh của cột cờ cũng có hình bát giác, có tám cửa sổ dùng làm đài quan sát. Tổng chiều cao của phần xây dựng của Cột cờ Hà Nội là 33,4 m.

Hơn nửa thế kỷ qua, gắn trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do.

Du lịch Hà Nội 2021 – Giá vé 20 địa điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn nhất không thể bỏ qua

Cột cờ Nam Định

Cột cờ Nam Định là di tích quốc gia ở TP Nam Định. Cột cờ Nam Định còn được gọi với cái tên Kỳ đài Thành Nam. Theo tư liệu của Bảo tàng tỉnh Nam Định, cột cờ Nam Định đã được hoàn thành năm 1843 dưới thời Nguyễn, nằm ở trung tâm thành cổ Nam Định. Dù cột cờ Nam Định đã từng hư hỏng nặng sau khi bị đạn bom phá hủy, nhưng cột cờ Nam Định đã được phục dựng theo đúng nguyên trạng vào năm 1997. Kiến trúc Cột cờ Nam Định cao 24,84 mét gồm hai bệ đáy vuông, chu vi hơn 200 mét. Cột cờ được xây trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên trên. Người dân Nam Định luôn tự hào về Cột cờ thành phố, bởi nó gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.

Cột cờ Hiền Lương

Cột cờ Hiền Lương thuộc di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải tại tỉnh Quảng Trị. Ngoài cột cờ Hiền Lương, khu di tích còn có cầu Hiền Lương, nhà Liên hợp, các bến đò, cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất”… Với những giá trị đặc biệt, Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. cột cờ cao 38,6 mét, kéo lên lá cờ 134 m2, nặng 15 kg. Cách đỉnh cột cờ 10 mét có một ca-bin để chiến sĩ ta đứng thu và treo cờ. Cột cờ Hiền Lương là công trình trọng điểm nhất của cụm di tích đôi bờ Hiền Lương – sông Bến Hải – vĩ tuyến 17

Kỳ đài Kinh thành Huế

Kỳ đài nằm chính giữa mặt nam Kinh thành Huế, được xây đầu thời vua Gia Long. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Thỉnh thoảng, lính canh phải trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát ngoài bờ biển. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, công trình gồm 2 phần: đài cờ đồ sộ 3 tầng hình chóp cụt chồng lên nhau, cao hơn 17 m; cùng cột cờ cao gần 40 m. Cùng với những thăng trầm của Kinh thành Huế, Kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ.

Bản đồ du lịch Huế 2021 bằng video đầy đủ và chi tiết nhất

Cột cờ Thủ Ngữ

Cột cờ Thủ Ngữ nằm tại quận 1, TP.HCM ngày nay. Theo thông tin giới thiệu của Sở Du lịch TP.HCM, Cột cờ Thủ Ngữ có lịch sử hơn 150 năm, được dựng ở khu vực ngã ba sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, từng giữ chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào sông. Gần đây công trình được trùng tu, thêm điểm tham quan cho người dân và du khách. cột cờ đã trải qua nhiều lần xuống cấp và trùng tu. Trong giai đoạn 1890 – 1910, cột cờ được dựng lại bằng sắt, cao 35m và bổ sung thêm sàn đứng kéo cờ.

Tên gọi “Thủ Ngữ” có thể hiểu theo nghĩa: thủ = giữ, ngữ = án ngữ, tức cột cờ này án ngữ ngay lối đường thủy ra vào với chức năng báo hiệu cho tàu bè.

Du lịch Sài Gòn 2021 – Giá vé 20 địa điểm du lịch Sài Gòn 2021 hấp dẫn nhất

Cột cờ mũi Cà Mau

Công trình Cột cờ tại mũi Cà Mau được khánh thành nhân Tuần Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019. Công trình được xây dựng với tổng kinh phí khoảng 140 tỷ đồng, có tổng diện tích hơn 16.000m2, chiều cao 45m, gồm 3 tầng đế và thân cột cờ.

Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau được xây dựng kiên cố, hiện đại, có khả năng chống chịu gió bão và ảnh hưởng của nước biển. Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau là một điểm nhấn trong hành trình tham quan Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, nơi có các công trình quan trọng như: Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001, biểu tượng Con thuyền Mũi Cà Mau, mốc Km 2.436 đường Hồ Chí Minh…

Du lịch Cà Mau 2021 check in 10 toạ độ đẹp miễn chê

Nếu bạn từng đi đến những cột cờ nổi tiếng nhất ở Việt Nam này rồi thì bạn có cảm nhận gì đặc biệt không, bạn ấn tượng với cột cờ nổi tiếng nào nhất, hãy để lại bình luận bên dưới nha.

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *