Đi du lịch Huế, bạn sẽ thấy mình như lạc vào chốn cung đình uy nghiêm trong những bộ phim cổ trang và đắm mình trong dòng lịch sử của dân tộc, với 41 địa điểm du lịch, vui chơi, hầu hết đều gắn liền với cố đô Huế dưới đây.

Để các bạn dễ theo dõi, chúng tôi đã chia bản đồ du lịch Huế thành các phần:
• Bản đồ du lịch Huế cụm các Lăng tẩm
• Bản đồ du lịch Huế cụm các chùa miếu
• Bản đồ du lịch Huế cụm kinh thành và các Cung điện
• Bản đồ du lịch Huế cụm Bảo tàng
• Bản đồ du lịch Huế cụm Biển
• Bản đồ du lịch Huế cụm Núi, sông, hồ, đầm, phá
• Bản đồ du lịch Huế cụm các địa điểm khác
Mời các bạn cùng khám phá Huế qua 41 địa điểm vui chơi, du lịch và chụp ảnh vô cùng nổi tiếng này nhé!
• Bản đồ du lịch Huế cụm các Lăng tẩm
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng tọa lạc trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành và là nơi chôn cất của Minh Mạng Hoàng Đế.
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
Lăng được xây dựng vào năm 1920 và phải mất 11 năm mới hoàn tất. Lăng có kiến trúc rất độc đáo, được làm từ những vật liệu tốt nên vẫn còn giữ nguyên được hầu như hiện trạng cho đến ngày nay.
Lăng Gia Long
Lăng Gia Long hay còn được gọi với tên khác làThiên Thọ Lăng, là lăng mộ của Gia Long hoàng đế, vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng tọa lạc tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế.
Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức khi mới xây dựng được gọi với cái tên khác là Vạn Niên Cơ. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Lăng là nơi chôn cất Vua Tự Đức, được xây dựng vào năm 1866 và có kiến trúc rất cầu kỳ tại một nơi sơn thủy hữu tình nên đến ngày nay vẫn luôn thu hút một lượng lớn khách tham quan hàng năm.

Lăng Thiệu Trị
Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
Lăng Đồng Khánh
Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Nguyên trước đây là Ðiện Truy Tư được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh.

Blog Du lịch là chuyên trang tổng hợp tin tức về du lịch và chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch bổ ích và cập nhật liên tục để cung cấp cho các bạn những thông tin có ích cho chuyến du lịch của mình.
——-
Các bạn hãy nhấn Like, Share và Subcribe để Blog Du lịch có thêm động lực để ra nhiều video hấp dẫn hơn nhé!
Xem thêm các video khác của Blog Du Lịch http://www.youtube.com/c/BlogDuLịch
Fanpage Kênh Thông Tin Du Lịch https://www.facebook.com/phuquoctv.vn/
SĐT : 0914 122 071

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .

Xem tất cả các bài viết

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .