Ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của vô số công trình kiến trúc tôn nghiêm với những nét đẹp đặc trưng và ý nghĩa sâu sắc. Trong số những công trình nghệ thuật ấy, nhà thờ cổ Việt Nam nổi bật như những biểu tượng văn hóa độc đáo, chứng kiến cho sự lưu truyền và tôn vinh tín ngưỡng, đạo đức và lòng tin sâu sắc của con người Việt từ hàng thế kỷ trước. Vì vậy trong video ngày hôm nay, bạn hãy cùng Blog Du Lịch, chúng ta quay ngược lại thời gian ngắm nhìn những kiệt tác mang giá trị tâm linh và lịch sử độc đáo của đất nước nhé.

Và sau đây sẽ là Top 20 nhà thờ cổ nhất Việt Nam
· Nhà thờ Domaine Đà Lạt (1940 – 1944)
· Nhà thờ Con Gà Đà Lạt (1920)
· Nhà thờ Hạnh Thông Tây (1921)
· Nhà thờ Hàm Long (1934)
· Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang (1928-1933)
· Nhà thờ Hà Hồi (1903)
· Nhà thờ An Thái (1893-1907)
· Nhà thờ Chợ Quán (1882-1896)
· Nhà thờ Mằng Lăng (1892)
· Nhà thờ Đức Bà Thành phố Hồ Chí Minh (1877-1880)
· Nhà thờ đá Phát Diệm (1875 – 1898)
· Nhà thờ Sở Kiện (1882)
· Nhà thờ Lớn Hà Nội (1887)
· Nhà thờ đá SaPa (1895)
· Nhà thờ Tân Định (1870 – 1876)
· Nhà thờ Phú Nhai (1866)
· Nhà thờ Lòng Sông (1864)
· Nhà thờ Cái Mơn (1803 – 1872)
· Nhà thờ Cù Lao Giêng (1879)
· Nhà thờ Phủ Cam (1692)

Giờ thì mời bạn cùng tham quan 20 nhà thờ cổ nhất Việt Nam này cùng #Blog-Du-Lịch nhé

Nhà thờ Phủ Cam (1692)

Địa chỉ: số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế, nằm trên đồi Phước Quả thuộc thành phố Huế. Đây được biết đến là một trong những nhà thờ lớn, nổi tiếng và có lịch sử lên đến gần 400 năm tại Huế. Được biết, thuở ban đầu, vào những năm 1682, nhà thờ Phù Cam được dựng lên khá đơn sơ bằng các vật liệu đơn giản và sau khi trải qua nhiều biến cố phải đến tận năm 1963, nhà thờ Phủ Cam mới được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ lên một kế hoạch tái kiến thiết và xây dựng lại và hoàn thành vào sau gần 40 năm, tức nghĩa là và khoảng đầu những năm 2000. Từ đó đến nay, nhà thờ cổ nhất Việt Nam này đã trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo của nhiều giáo dân xứ Huế và cũng là địa điểm du lịch nức tiếng của thành phố Huế thu hút nhiều khách du lịch ghé đến hàng năm.

Nhà thờ Cái Mơn (1803 – 1872)

Địa chỉ: Quốc lộ 57, Xã Vĩnh Thành, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Nhà thờ Cái Mơn không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Dừa mà còn là một địa điểm du lịch thu hút đông đảo tín đồ và du khách từ khắp nơi trong cả nước đến chiêm bái và tìm kiếm cảm giác thanh tịnh, bình yên trong tâm hồn. Có lẽ một phần cũng là bởi khung cảnh cổ kính, kiến trúc lâu đời và không gian tôn nghiêm trong nhà thờ cổ nhất Việt Nam này.

Nhà thờ Lòng Sông (1864)

Địa chỉ: thôn Quảng Vân, Xã Phước Thuận, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định

Nhà thờ Lòng Sông hay còn được gọi là Tiểu Chủng Viện Làng Sông, là một nơi thân quen và quan trọng với bà con tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Thật chất đây là một tu viện dành cho tiểu chủng, là nơi để tầm đạo và tu dưỡng. Nhà thờ Lòng Sông được xây dựng vào năm 1864 với lối kiến trúc Gothic cổ điển với những điểm nổi bật đặc trưng như phần mái vòm cong nhọ tạo nên vẻ đẹp tinh tế và trang trọng cho nhà thờ Lòng Sông. Thậm chí, nhà thờ cổ nhất Việt Nam này không chỉ là một nơi tôn giáo quan trọng cho cộng đồng giáo dân địa phương, mà còn là một di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc của địa phương nhờ tuổi đời lâu năm nữa đó bạn.

Nhà thờ Phú Nhai (1866)

Địa chỉ: Làng Phú Nhai, Xã Xuân Phương, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định

Nhà thờ Phú Nhai hay còn gọi là Đền Thánh Phú Nhai hoặc Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, thuộc top những công trình tôn giáo cổ đặc sắc, đẹp nhất Việt Nam, nằm trong Giáo phận Bùi Chu. Ở những thời gian đầu, Nhà thờ Phú Nhai được xây dựng ngay sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tha đạo vào năm 1866 và nguyên thủy của công trình nhà thờ cổ lúc đó là được lợp bồi bằng gỗ, sau nhiều lần tu sửa và cải tạo, nhà thờ Phú Nhai Nam Định mới được hình thành với kiến trúc đậm nét Gothic và Baroque trang trọng và tôn nghiêm như hiện giờ.

Nhà thờ Tân Định (1870 – 1876)

Địa chỉ: 289 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Là một trong những nhà thờ được xây dựng sớm nhất thời bấy giờ tại Sài Gòn, nhà thờ Tân Định là một tấm gương kiến trúc đẳng cấp và sang trong. Với toàn bộ công trình tôn được phủ lên một lớp sơn màu hồng tươi sáng và những chi tiết trang trí tỉ mỉ, ngôi nhà thờ này vẫn luôn tỏa sáng như một viên ngọc quý giữa Sài Gòn phồn hoa. Nhà thờ Tân Định không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một tác phẩm nghệ thuật với vẻ đẹp độc đáo, ngôi nhà thờ cổ Việt Nam này đã ghi dấu nét đẹp văn hóa và tinh thần gắn kết của bảo thế hệ người Việt.

Nhà thờ đá Phát Diệm (1875 – 1898)

Địa chỉ: Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Nhà thờ Phát Diệm, tọa lạc tại Ninh Bình, đây là một quần thể nhà thờ với phong cách kiến trúc độc đáo được xây dựng vào cuối những thế kỷ 19. Điểm đặc biệt nhất là, toàn bộ công trình nhà thờ cổ này là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách kiến trúc Châu Âu với sự chạm trổ tinh xảo lấy cảm hứng từ làng quê Việt Nam. Quần thể nhà thờ Phát Diệm đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lịch sử và văn hóa của giáo dân Ninh Bình. Thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp nơi đến thăm quan và chiêm ngưỡng một di sản văn hóa và quý giá của dân tộc.

Nhà thờ Đức Bà Thành phố Hồ Chí Minh (1877-1880)

Địa chỉ: 01 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn được biết đến với tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn hay Vương cung thánh đường chính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội, là một trong những công trình kiến trúc tôn nghiêm đẹp mắt và nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Bắt đầu xây dựng từ năm 1863 và hoàn thành vào năm 1880, ngôi nhà thờ cổ Việt Nam này mang trong mình sự tráng lệ và hoành tráng mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc Gothic, lấy cảm hứng từ Nhà thờ Đức Bà Paris. Đến nay ngôi nhà thờ Đức Bà cổ kính đã đồng hành cùng lịch sử và văn hóa đất nước trong hơn một thế kỷ và trở thành một biểu tượng tôn giáo và điểm đến hấp dẫn cho du khách mỗi khi du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Cù Lao Giêng (1879)

Địa chỉ: ấp Tấn Bình, Xã Tấn Mỹ, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang

Nhà thờ Cù Lao Giêng, hay còn được gọi là Thánh đường Cù Lao Giêng hoặc Nhà thờ Đầu Nước nằm ở một vị trí lịch sử quan trọng trong khu vực Nam Kỳ, là nơi cầu nối và trung chuyển các cha truyền đạo Cao Miên – Việt Nam và đồng thời nhà thờ cổ nhất Việt Nam này cũng là trạm trung chuyển các vật dụng cần thiết cho việc sinh hoạt và truyền đạo bằng ghe đò lên Cao Miên. Được biết nhà thờ Cù Lao Giêng được bắt đầu xây dựng khoảng những năm 1879 dưới triều đại của vua Tự Đức và phải đến 10 năm sau dưới triều đại của vua Đồng Khánh thì công trình tôn giáo cổ kính này mới được hoàn thành.

Nhà thờ Sở Kiện (1882)

Địa chỉ: Thị trấn Kiện Khê, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam

Vương cung thánh đường Sở Kiện (Duomo di Sở Kiện), hay còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở, là một nhà thờ Công giáo Roma cổ nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Được biết Nhà thờ Kẻ Sở là một trong những nhà thờ cổ lớn nhất của tổng giáo phận này và thậm chí trước kia ngôi nhà thờ cổ nhất Việt Nam này còn từng đóng vai trò như một nhà thờ chính tòa của giáo phận Hà Nội từ năm 1882 – 1936 trước khi mà nhà thờ chính tòa được chuyển đến Nhà thờ Lớn Hà Nội như hiện nay.

Nhà thờ Chợ Quán (1882-1896)

Địa chỉ: 120 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà thờ Chợ Quán được coi là một trong những thánh đường Công giáo cổ nhất tại Sài Gòn. Sau khi trải qua nhiều lần xây dựng và đập phá thì phải đến năm 1882 nhà thờ Chợ Quán mới chính thức được đặt lại nền móng mới do cha Nicolas Hamm thực hiện. Công trình nhà thờ cổ nổi bất với phần tháo chuông nhọn gồm 3 tầng đầy độc đáo. Mỗi đường nét và chi tiết của nhà thờ cổ Chợ Quán đều mang đến vẻ ngoài trang nghiêm, tôn kính thể hiện lòng thành tâm của con chiêng Công giáo đối với Đức Chúa Trời.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (1887)

Địa chỉ: 40 Nhà Chung, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse với lịch sử hơn một thế kỷ và vẻ đẹp kiến trúc từ thời Pháp thuộc, ngôi nhà thờ cổ Việt Nam này đã trở thành một biểu tượng của tôn giáo và văn hóa của thành phố Hà Nội, mà khiến chúng ta không thể bỏ qua khi nhắc đến những Nhà thờ cổ nhất Việt Nam. Trước đó Nhà thờ Lớn Hà Nội đã có một quá trình xây dựng đầy tâm huyết từ gỗ đến gạch và cuối cùng với sự quyên góp từ giáo dân và các nguồn tài trợ khác, công trình tôn giáo cổ này đã được hoàn thiện vào những năm 1884 – 1888 và trở thành một trong những công trình kiến trúc đáng tự hào của thủ đô Hà Nội.

Nhà thờ Mằng Lăng (1892)

Địa chỉ: Thôn Mằng Lăng, Xã An Trạch, Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên
Cũng nằm trong những danh sách nhà thờ cổ nhất của Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng là một di sản cổ xưa trong khung cảnh tươi mát của tỉnh Phú Yên, được xây dựng vào năm 1892. Cả khuôn viên Nhà thờ cổ này rộng tới 5.000m2 và nổi bất nhất trong số đó là hai lầu chuông được đặt ở hai bên với phần giữa là thập tự giá được sơn một màu xanh xám hài hòa với khung cảnh cây lá xung quanh mang đến một không gian trang trọng và cổ kính.

Nhà thờ An Thái (1893-1907)

Địa chỉ: 460 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Nhà thờ Giáo xứ An Thái, hay còn được gọi là nhà thờ Kẻ Bưởi chính là công trình tôn giáo lâu đời tại Việt Nam tiếp theo mà Blog Du Lịch muốn giới thiệu tới bạn. Được xây dựng từ những năm 1893 – 1908 nhà thờ An Thái đã chứng kiến qua biết bao biến cố lịch sử nhưng vẫn tự hào đứng vững như một biểu tượng về lòng tin đối với Đức Chúa Trời của người dân Hà Nội.

Nhà thờ đá SaPa (1895)

Địa chỉ: Thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Nhà thờ đá SaPa được người Pháp xây dựng vào năm 1895 với mục đích truyền bá đạo Cơ Đốc đến vùng núi Tây bắc Việt Nam. Tổng khuôn viên của nhà thờ đá SaPa có diện tích hơn 6000m2 trong đó bao gồm nhiều khu vực mang đậm lối kiến trúc Gothic phương Tây cổ kính. Đặc biệt, cổng nhà thờ hướng về phía Đông đón nhận nguồn thiêng liêng của Chúa Trời, trong khi khu tháp chuông của nhà thờ cổ Việt Nam này lại hướng về phía Tây mang ý nghĩa hướng về nơi ra đời của Chúa Kitô. Nằm ngay cạnh quảng trường SaPa rộng lớn, Nhà thờ đá Sapa mang trong mình vẻ đẹp kỳ diệu và nổi bật từ đá tự nhiên của một điểm đến tâm linh quan trọng, biểu tượng cho lòng thành kính và tín ngưỡng của người dân khu vực Tây Bắc.

Nhà thờ Hà Hồi (1903)

Địa chỉ: Thôn Hà Hồi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

Nhà thờ Hà Hồi là một nhà thờ Công giáo Roma cổ kính tọa lạc tại Thường Tín, Hà Nội. Được biết, nhà thờ Giáo Xứ Hà Hồi thuộc giáo hạt Phú Xuyên được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 và được trùng tu, bảo tồn từ đó cho đến nay. Ngôi nhà thờ cổ này mang trong mình vẻ đẹp kiến trúc của truyền thống Công giáo với phong các Gothic đặc trưng có mái vòm cao và cửa sổ kính màu đầy tinh tế.

Nhà thờ Con Gà Đà Lạt (1920)

Địa chỉ: 15 Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt

Là một trong những nhà thờ được xây dựng đầu tiên trên mảnh đất Đà Lạt trữ tình, Nhà thờ Con Gà hay còn gọi là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, là một trong những ngôi nhà thờ đẹp nhất Việt Nam và cho đến nay cũng là một biểu tượng nổi bật của thành phố Đà Lạt. Nằm tại khu vực trung tâm của Đà Lạt, nhà thờ Con Gà sở hữu một vị trí đắc địa trên ngọn đồi cao, nơi mà du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố mộng mơ. Cũng chính vì vậy mà nhà thờ Con Gà đã trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ cho con chiêng Đà Lạt mà còn cho cả du khách đến để tìm những cái bình yên trong lòng.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây (1921)

Địa chỉ: 53/7B Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Dù nằm khá xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, những kiến trúc độc đáo và những câu chuyện cảm động của nhà thờ Hạnh Thông Tây vẫn luôn thu hút nhiều du khách ghé qua. Được biết, nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng bởi Denis Lê Phát An, cậu ruột của Hoàng hậu Nam Phương đó các bạn. Lối thiết kế của nhà thờ cổ Việt Nam này thuộc phong cách Byzantine, mô phỏng lại theo Vương cung thánh đường Vitale ở Thành phố Ravenna nước Ý. Cụ thể, với lối kiến trúc này nhà thờ Hạnh Thông Tây được thiết kế với mái hình và cùng với đó là nhiều ô cửa sổ từ kính hấp thụ ánh sáng từ mái vòm chiếu rọi thẳng vào thánh đường. Nhà thờ Hạnh Thông Tây không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trong mà nó còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc biệt và độc đáo thu hút nhiều du khách và cả những người yêu thích nghệ thuật ghé thăm.

Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang (1928-1933)

Địa chỉ: 01 Thái Nguyên, Phường Phước Tân, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khách Hòa

Nhà thờ Đá Nha Trang, hay còn gọi là Nhà thờ Núi là một trong những công trình nhà thờ cổ nhất Việt Nam nằm trên đỉnh núi Đá Chồng. Việc xây dựng nhà thờ chánh tòa Nha Trang bắt đầu từ năm 1928 và hoàn thành vào năm 1994. Toàn bộ công trình tôn giáo cổ được hoàn thiện một cách tỉ mỉ với kiến trúc sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Chăm và Gothic, ngôi nhà thờ cổ này mang trong mình một vẻ ngoài cổ điển và không gian thánh đường trang nghiêm đầy độc đáo. Đặc biệt, phía trước nhà thờ còn có một bức tượng của Chúa Giêsu trên đồi cao càng làm nổi bật lên không gian trang nghiêm và thanh tịnh thu hút đông đảo khách du lịch đến đây tham quan.

Nhà thờ Hàm Long (1934)

Địa chỉ: 21 Hàm Long, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân. Năm 1934, công trình này đã được hoàn thành và cho đến nay nó vẫn luôn được coi là một trong những nhà thờ cổ nhất Hà Nội cũng như cả nước Việt Nam. Điểm đặc biệt của công trình nhà thờ cổ này là việc sử dụng các vật liệu xây dựng rất đỗi thân quen như rơm, hồ vôi, nứa, và giấy bản để tạo ra các vòm cuốn có tác dụng rất tốt trong việc phản âm khi hành lễ cùng các hoạt tiết dây thừng kiểu dây áo dòng Phanxico, tạo nên một không gian linh thiêng đầy độc đáo.

Nhà thờ Domaine Đà Lạt (1940 – 1944)

Địa chỉ: 01 Ngô Quyền, Phường 6, Thành phố Đà Lạt

Xây dựng vào năm 1940 và hoàn thành vào năm 1943, nhà thờ Domaine de Marie mang trong mình vẻ đẹp lãng mạn với phong cách kiến trúc Gothic đặc trưng với những hàng cột, tấm kính màu chiếu sáng thánh đường và những bệ cửa sổ hình tam giác trên tường, tất cả đã cùng nhau tạo nên một diện mạo tráng lệ cho công trình tôn giáo cổ kính tọa lạc giữa khu vườn thơ mộng Đà Lạt. Bên cạnh kiến trúc nổi bật, nhà thờ Domaine de Marie còn mang trong mình những giai thoại lịch sử đáng ngưỡng mộ trong thời kỳ chiến tranh. Nếu có cơ hội ghé thăm thành phố mộng mơ, bạn đừng quên ghé đến địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng này và tìm hiểu về những giai thoại lịch sử hào hùng và ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo của ngôi nhà thờ cổ Việt Nam này nhé.

Và trên đây là 20 nhà thờ cổ nhất Việt Nam mà Blog Du Lịch muốn giới thiệu tới bạn trong video ngày hôm nay. Bạn đã có cơ hội ghé thăm những ngôi nhà thờ cổ này chưa? Bạn thấy những ngôi nhà thờ cổ này thế nào, đừng quên để lại bình luận chia sẻ cảm nhận của bạn cho chúng mình cùng biết nhé.

 

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *