Chùa Bái Đính được biết đến là một trong những ngôi chùa lớn và linh thiêng nhất Việt Nam. Vì vậy mà cứ đến dịp Tết, ngôi chùa ngày lại thu hút tới hàng ngàn lượt du khách thập phương đến ghé thăm. Trong video ngày hôm nay, mời bạn cùng Blog Du Lịch tham gia vào hành trình dâng hương đầu năm tại chùa Bái Đính Ninh Bình nhé! Đồng thời xem hết video này, bạn sẽ biết thêm về những kinh nghiệm khi viếng chùa Bái Đính dịp Tết 2024 qua những nội dung sau:

  • Chùa Bái Đính ở đâu?
  • Giới thiệu về chùa Bái Đính
  • Cách di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Bái Đính
  • Kinh nghiệm viếng chùa Bái Đính Tết 2024
  • Một số điểm du lịch tại chùa Bái Đính
  • Gợi ý lịch trình viếng chùa Bái Đính dịp Tết 2024
  • Viếng chùa Bái Đính ngày Tết ăn gì?

Chùa Bái Đính ở đâu?

Nằm trên ngọn núi Bái Đính, Chùa Bái Đính được mệnh danh là một trong những quần thể tâm linh lớn nhất Đông Nam Á, nằm dọc theo con đường huyết mạch của xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Vì vậy mà từ trung tâm thành phố Hà Nội, khách du lịch có thể dễ dàng đến chùa Bái Đính chiêm bái và dâng hương trong dịp Tết 2024 với khoảng cách chưa đầy 100 cây số.

ĐẶC SẮC KHU VĂN HÓA TÂM LINH NÚI CHÙA BÁI ĐÍNH

<<<Xem thêm: Du lịch Ninh Bình tự túc 2023 – Chia sẻ kinh nghiệm 1 ngày tham quan Tam Cốc Bích Động

Giới thiệu về chùa Bái Đính

Phải nói rằng quần thể du lịch Chùa Bái Đính hiện nay là một trong những công trình tâm linh hoành tráng và rộng lớn nhất trong tất cả các ngôi chùa mà Blog Du Lịch từng ghé qua. Ngôi chùa này là sự kết hợp của rất nhiều công trình tâm linh quan trọng của Phật giáo như Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Hàng lang La Hán,… Khu chùa Bái Đính mới thì được khởi công vào khoảng 20 năm về trước tức là vào năm 2003, nằm tựa mình trên sườn núi Bái Đính, gần kề ngay Bái Đính Cổ Tự. Theo Blog Du Lịch được biết thì Bái Đính Cổ Tự là một ngôi chùa cổ trên đỉnh núi Bái Đính được xây dựng từ thế kỷ XII bởi tâm huyết của thiền sư Nguyễn Minh Không. Và cho đến nay quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính đã trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa và lịch sử của vùng đất cố đô, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch hàng năm.

1N) TOUR NINH BÌNH 1 NGÀY HÀ NỘI – CHÙA BÁI ĐÍNH – KHU DL TRÀNG AN - THÍCH  DU LỊCH (TDL TRAVEL)

Cách di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Bái Đính

1. Tàu Hỏa

Để đi từ Hà Nội đến Chùa Bái Đính dịp Tết 2024, các bạn có thể lựa chọn đi tàu hỏa tại ga Hà Nội rồi xuống ở ga Ninh Bình. Giá vé sẽ giao động trong khoảng 85k – 350k tùy vào hạng vé. Sau khi cập bến tại ga Ninh Bình rồi, các bạn có thể tiếp tục di chuyển đến Chùa Bái Đính bằng xe buýt, taxi. Hoặc như Blog Du Lịch thì để tiện cho công cuộc khám phá Ninh Bình, chúng mình chọn thuê luôn xe máy ngay gần ga tàu để chủ động hơn trong việc di chuyển và thăm thú các địa điểm du lịch gần Chùa Bái Đính.

2. Xe Khách

Việc đi xe khách từ Hà Nội đến thăm chùa Bái Đính Ninh Bình trong dịp Tết cũng là một sự lựa chọn khá phổ biến và cũng rất thuận tiện mà bạn có thể cân nhắc nhé. Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình tự túc của Blog Du Lịch thì hầu hết các bến xe lớn của Hà Nội như bến xe Giáp Bát hay bến xe Mỹ Đình thì đều sẽ có xe đi Ninh Bình hàng ngày, với mức giá chỉ từ khoảng 70k – 80k/người thôi, mình thấy cũng khá là hợp lý đó chứ. Và vì chùa Bái Đính sẽ chỉ cách bến xe Ninh Bình khoảng 7km thôi nè, nên các bạn có thể di chuyển đến chùa Bái Đính bằng nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như xe buýt, taxi hoặc là xe ôm. Tuy nhiên các bạn hãy chú ý rằng, vì chúng ta đi viếng chùa Bái Đính vào ngày Tết, một trong nhưng thời gian cao điểm của du lịch Ninh Bình nên sẽ không tránh được tình trạng chặt chém giá cả, các bạn hãy nhớ hỏi giá thật kỹ trước khi lên xe nha.

3. Xe cá nhân

Có một sự lựa chọn linh hoạt và thuận tiện hơn để bạn di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Bái Đính dịp Tết 2024 đó là sử dụng xe cá nhân của mình. Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình tự túc của Blog Du Lịch thì cung đường đến với thành phố Ninh Bình phần lớn sẽ là đường cao tốc rất đẹp, nên dễ đi lắm nè. Tùy thuộc vào điều kiện giao thông và tốc độ lái xe của bạn mà hành trình đến Chùa Bái Đính từ Hà Nội sẽ mất khoảng 2 – 3 tiếng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm viếng chùa Bái Đính ngày Tết của Blog Du Lịch thì vào ngày tết do nhu cầu di chuyển tăng cao, các ngả đường đều khá đông đúc, đặc biệt là trên các tuyến đường đến những ngôi chùa linh thiêng như chùa Bái Đính. Do đó, các bạn nên chủ động sắp xếp thời gian và di chuyển sớm hơn so với thời gian dự tính để tránh tình trạng tắc nghẽn nha.

<<<Xem thêm: Du lịch Ninh Bình tự túc 2023 – Kinh nghiệm du lịch Tràng An Bái Đính tự túc vui mà rẻ

Kinh nghiệm viếng chùa Bái Đính Tết 2024

1. Chi phí thăm quan chùa Bái Đính Tết 2024

Chùa Bái Đính là một trong những quần thể du lịch tâm linh rộng nhất nước ta với 539 ha bao gồm khu chùa Bái Đính mới, chùa Bái Đính cổ và cả một số hạng mục khác nước. Bởi vậy mà theo kinh nghiệm viếng chúa Bài Đính dịp Tết của Blog Du Lịch thì việc di chuyển từ ban thờ này đến bàn thờ khác đã là mệt rồi còn chưa kể dâng hương đầu năm, mình còn lỉnh kỉnh thêm bó hoa, đĩa quả để dâng Phật và Thánh nữa. Nên để mà hành lễ và dâng hương hết toàn bộ chùa Bái Đính trong 1 ngày thì dịch vụ đi xe điện thăm quan chùa Bái Đính dịp Tết là lựa chọn hợp lý hơn cả. Vé xe điện tại Chùa Bái đính sẽ được chia thành những mức như sau:
– Vé xe điện từ bãi đỗ xe tới cổng: 60.000 VND/người/2 chiều
– Vé xe điện từ bãi đỗ xe + vé tham quan Bảo tháp: 100.000 VND/người (Vé tham quan Bảo Tháp nếu mua riêng sẽ là 50k bạn nha)
– Vé xe điện đưa đón tất cả các điểm trong chùa bao gồm cả Chùa Cổ và Bảo Tháp: 150.000 VND/người
– Nếu muốn riêng tư và thuê xe điện riêng thì giá sẽ là 1.500k/xe
Bên cạnh đó, trong trường hợp các bạn lần đầu viếng thăm chùa Bái Đính dịp Tết và muốn thuê hướng dẫn viên thì giá sẽ là 500k/lượt cả hai khu vực Chùa Bái Đính mới và chùa Bái Đính cổ bạn nha.

Tour CHÙA BÁI ĐÍNH Giá Rẻ Review Kinh Nghiệm Du Lịch 2023 - Tour.Pro.Vn

<<<Xem thêm: Tổng hợp tất cả các địa điểm du lịch Quảng Ninh siêu đẹp hot nhất năm 2023

2. Chùa Bái Đính thờ ai?

Trong quần thể chùa Bái Đính thì bao gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, và phần lớn trong các công trình này thì là bàn thờ Phật, Bồ Tát và các vị Thánh. Cụ thể thì trong chùa Bái Đính sẽ thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Quan m, Đức Thánh Nguyễn Minh Không, Đức Thánh Cao Sơn và Bà Chúa Thượng Ngàn. Vậy nên khi chuẩn bị lễ vật khi đi lễ chùa Bái Đính dịp Tết, các bạn không cần phải chuẩn bị mâm to cỗ đầy làm gì, chủ yếu sẽ là những lễ vật chay như một vài loại hoa quả của tươi, oản, chè bánh, nén hương và một ít tiền lẻ thể hiện lòng thành kính của bạn.

Bái Đính thờ ai? - Những thông tin cần biết về chùa Bái Đính

3. Một số địa điểm tham quan tại chùa Bái Đính

– Chùa Bái Đính cổ: Là một phần quan trọng của quần thể du lịch Chùa Bái Đính rộng tới 27ha được xây dựng từ năm 1136 với nhiều cảnh vật linh thiêng như: Đền thờ thánh Nguyễn, Hang Sáng và Động Tối, Giếng Ngọc, Bàn thờ Thánh Cao Sơn,…

ĐỀN ĐỨC THÁNH NGUYỄN

– Chùa Bái Đính mới: mới được xây dựng sau này với khuôn viên rộng tới 80ha bao gồm nhiều công trình tâm linh Điện Pháp Chủ nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng lớn nhất Châu Á; Điện Quan Thế Âm nơi đặt tượng Quan Thế m nghìn mắt nghìn tay dát vàng lớn nhất Châu Á; Bảo Tháp nơi lưu truyền kinh Phật và hiện vật quý báu; Tháp Chuông nơi có Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam và nổi bật nhất thì phải kể đến Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền dài tới 3km, trưng bày hơn 500 các tác phẩm tượng đá của các vị La Hán.

Những cái "NHẤT" độc đáo chỉ có ở Chùa Bái Đính, Ninh Bình - Luxury Travel

<<<Xem thêm: Kinh nghiệm tham quan các địa điểm du lịch Ninh Bình nổi tiếng 2023

4. Lễ hội đầu năm ở chùa Bái Đính

Lễ hội đầu năm tại chùa Bái Đính là sự kiện thu hút đông đảo du khách thập phương đến thăm thú và tận hưởng không khí hứng khởi của mùa xuân năm mới. Theo kinh nghiệm lễ chùa Bái Đính của Blog Di Lịch thì lễ hội này thường sẽ được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 hàng năm.

Bạn đã biết chùa Bái Đính khai hội vào ngày nào???

Phần Lễ của lễ hội chùa Bái Đính đầu năm thì sẽ bao gồm hoạt động văn hóa và tín ngưỡng đặc sắc như dâng hương thờ Phật, lễ rước kiệu thần Cao Sơn, thánh Mẫu Thượng Ngàn và Đức Thánh Nguyễn,… Về phần hội, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính sẽ tổ chức rất nhiều các trò chơi dân gian, những chương trình nghệ thuật hát chèo, xẩm và ca trù,..Những hoạt động này không chỉ mang lại những giây phút giải trí thú vị mà còn là cơ hội để du khách hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của vùng đất Ninh Bình và tận hưởng không khí vui tươi của những ngày đầu năm mới.

Top 13 lễ hội Ninh Bình nổi bật nhất 2021

Gợi ý lịch trình thăm chùa Bái Đính dịp Tết 2024

Theo kinh nghiệm viếng chùa Bái Đính dịp Tết những năm trước, thường thì chúng ta sẽ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ vừa vãn cảnh, vừa dâng hương lễ chùa. Vì vậy mà có không ít khách du lịch lựa chọn kết hợp chuyến đi viếng chùa Bái Đính dịp Tết thì tiện thể thăm thú các địa điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình luôn đó các bạn. Để thuận tiện cho việc các bạn sắp xếp kế hoạch viếng chùa Bái Đính đầu nằm, dưới đây sẽ là lịch trình thăm chùa Bái Đính và du lịch Ninh Bình 1 ngày mà Blog Du Lịch muốn gợi ý tới bạn như sau:

– Sáng:

6h00: Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến chùa Bái Đính bằng ô tô, xe khách hoặc là xe máy. Thời gian di chuyển trung bình sẽ rơi vào khoảng 2 tiếng. Đối với những ngày Tết thì các bạn nên tranh thủ khởi hành sớm một chút để tránh tắc đường nha. Như Blog Du lịch thì sẽ xuất phát từ Hà Nội lúc 6h sáng
8h00: Tầm khoảng 8h là chúng ta đã đặt chân đến quần thể chùa chiền lớn nhất Đông Nam Á – Chùa Bái Đính rồi, tại đây các bạn sẽ mua vé xe điện và vé thăm quan ngay cửa vào nhé
+ Trong chùa Bái Đính sẽ được chia làm 2 khu chùa Bái Đính Cổ và chùa Bái Đính Mới. Theo kinh nghiệm viếng chùa Bái Đính dịp Tết của Blog Du Lịch thì chùa Bái Đính cổ sẽ nằm ở vị trí cao hơn, bạn sẽ phải trải qua khoảng 300 bậc thang để lên được đây. Nên nhân lúc cơ thể vẫn đang tràn đầy sinh lực, các bạn có thể tiến hành dâng hương tại chùa Bái Đính cổ trước nha. Sau đó các bạn có thể tham quan và vãn cảnh các công trình tâm linh quan trọng của chùa Bái Đính mới như: Hành lang La Hán, Gác chuông, Điện Quan Thế Âm Bồ Tát, Điện Tam Thế, Bảo Tháp,….

– Trưa

11h00: Kết thúc hành trình viếng chùa Bái Đính Tết 2024, các bạn có thể di chuyển đến nhà hàng để thưởng thức các món ăn đặc sản Ninh Bình.
– Chiều
13h30: Đến thăm quan và ngắm cảnh tại Quần thể di sản thế giới Tràng An. Khu trung tâm bến thuyền Tràng An thì sẽ cách chùa Bái Đính khoảng 11km. Tại đây các bạn sẽ có 2 lựa chọn tham quan đó là khám phá Tràng An bằng thuyền truyền thống hoặc là chèo kayak nha. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình tự túc thì Blog Du Lịch thấy cách thăm thú Tràng An bằng thuyền truyền thống sẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả. Bởi hành trình này thì đã được ban quản lý Tràng An nghiên cứu và phát triển thành 3 tuyến thuyền, thời gian tham quan mỗi tuyến sẽ từ 2 tiếng rưỡi – 3 tiếng
+ Tuyến 1: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt – Hang Seo – Hang Sơn Dương – Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu – Hang Trần – Hang Quy Hậu
+ Tuyến 2: Đền Trình – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Hang Đại – Đên Suối Tiên – Hành Cung Vũ Lâm
+ Tuyến 3: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Mây – Suối Tiên – Hang Địa Linh – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – Phim Trường Kong
Sau khi lựa chọn được tuyến thuyền khám phá Tràng An mong muốn, bạn có thể tiến đến quầy vé ngay tại cổng ra vào của Tràng An và mua vé đi chuyền với giá vé là 250.000 VND/người lớn và 120.000 VND/trẻ em nha. Một chuyến thuyền tại khu du lịch Tràng An sẽ chở được khoảng 5 người. Do đó, nếu đoàn của bạn có ít hơn 5 người thì sẽ buộc phải chờ điều phối viên ghép thuyền cho mình nha.
17h00: Kết thúc hành trình du xuân tại chùa Bái Đính và Tràng An Ninh Bình, lên xe và trở về thành phố Hà Nội.

<<<Xem thêm: Kinh nghiệm thuê tàu tham quan Vịnh Hạ Long cho những người lần đầu đi du lịch Quảng Ninh

Viếng chùa Bái Đính ngày Tết ăn gì?

1. Thịt dê Ninh Bình

Là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng nhất của cố đô. Nên ai khi đến Ninh Bình cũng nhất định phải thử món ăn này. Thịt dê Ninh Bình được lấy từ những con dê núi chăn thả tự nhiên trên các vùng đá vôi, không ăn cám công nghiệm nên thịt rất chắc và có hương vị thơm ngon, không hề có mùi hôi một chút nào luôn. Theo kinh nghiệm ăn uống tại Ninh Bình thì blog Du Lịch thấy, phổ biến nhất tại vùng cố đô sẽ là những món như dê tái chanh, dê cháy tỏi, dê hấp,…. Và nếu trong chuyến du xuân Ninh Bình Tết 2024 mà bạn chưa biết nên ăn thử thịt dê ở nhà hàng Ninh Bình nào ngon, hãy thử đến nhà hàng dê Chính Thư xem, blog Du Lịch thấy đây là một địa chỉ ăn uống khá ngon miệng mà giá cả cũng phải chăng nữa đó.

Điểm mặt gọi tên những quán dê ngon Ninh Bình nức tiếng

2. Cơm cháy Ninh Bình

Cơm cháy Ninh Bình thì chắc chắn là một món ăn không thể thiếu khi nhắc đến đặc sản của Ninh Bình rồi. Khác với món cơm cháy dân dã mà Blog Du Lịch từng biết, cơm cháy của Ninh Bình được tạo nên bởi rất nhiều bước công phu, từ việc chọn gạo, nấu chín rồi phơi khô sau đó mới đem đi chiên phồng và tẩm ướp gia vị. Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình tự túc thì đây chính là một trong những món ăn đứng đầu danh sách mua về làm quà của mọi du khách Ninh Bình đó nha bạn. Ngoài ra thì món đặc sản Ninh Bình này cũng được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn tại cố đố, chẳng hạn như trong chuyến du lịch Ninh Bình vừa rồi, Blog Du Lịch đã có cơ hội ăn thử món cơm cháy ăn kèm cùng với tim cật. Ăn lạ miệng lắm nhé, vị cơm cháy giòn rụm cùng nước sốt sánh mịn đậm đà cuốn vô cùng luôn.

Top 7 thương hiệu Cơm cháy Ninh Bình ngon 'chuẩn của chỉnh'

<<<Xem thêm:Du lịch Phan Thiết tự túc 2023 – Hướng dẫn cách tự đi 2 ngày 1 đêm giá chưa đến củ khoai

3. Gỏi cá nhệch

Viếng chùa Bái Đính ngày Tết, các bạn chắc chắn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức món ngon đặc sản Ninh Bình gỏi cá nhệch. Thoạt nhìn bên ngoài, cá nhệch nhìn tương tự như lươn nhưng lớn hơn và có màu nhạt hơn một chút. Đây là một loại đặc sản chỉ có tại vùng Kim Sơn Ninh Bình, rất khó đánh bắt nên giá của món ăn này cũng thường khá là cao, giao động từ khoảng 500.000 VND – 600.000 VND/kg lận bạn nha. Tuy nhiên tin Blog Du Lịch đi, thưởng thức món gỏi cá nhệch trong chuyến du lịch Ninh Bình đầu năm chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời, giúp bạn khám phá hương vị độc đáo của nền ẩm thực Ninh Bình đó nha.

Gỏi nhệch – món ngon trứ danh ở xứ Thanh

Và trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Blog Du lịch về kinh nghiệm viếng chùa Bái Đính ngày Tết. Hy vọng rằng qua những thông tin Blog Du Lịch đã giúp bạn xây dựng được cho mình kế hoạch dâng hương lễ chùa Bái Đính đầu năm cầu phúc cầu tài và một lịch trình khám phá Ninh Bình thật nhiều ý nghĩa.

<<<Xem thêm: Kinh nghiệm viếng Chùa Bà trên núi Bà Đen ngày tết nhất định phải biết nha!

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *