Mùa Tết Nguyên Đán không chỉ là thời điểm để chúng ta tụ họp lại với gia đình, bạn bè, mà đây có là lúc tuyệt vời để thể hiện lòng thành đối với tổ tiên và các vị thần vị thánh trong tín ngưỡng Việt Nam. Chính vì vậy, vào những tháng đầu năm mới, người người nhà nhà đều nô nức đi lễ chùa, cùng nhau cầu nguyện cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Video ngày hôm nay của Blog Du Lịch sẽ chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm khi viếng Chùa Bà trong ngày tết, từ hành trình leo lên đỉnh Núi Bà Đen cho đến những hoạt động tâm linh và thưởng thức các món ăn truyền thống trong vùng.  Hãy cùng chúng mình bắt đầu ngay hành trình này qua những nội dung sau:

  • Chùa Bà ở đâu?
  • Giới thiệu về Chùa Bà Núi Bà Đen
  • Cách di chuyển từ Sài Gòn đến Núi Bà Đen
  • Những cách để đến được Chùa Bà
  • Kinh nghiệm viếng chùa Bà Núi Bà Đen
  • Các địa điểm du lịch Tây Ninh gần Núi Bà Đen

Chùa Bà ở đâu?

Chùa Bà tọa lạc tại đỉnh núi Bà Đen, thuộc phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Núi Bà Đen và Chùa Bà nổi tiếng là một ngôi chùa linh thiêng tại Tây Ninh nên thường xuyên được người dân và du khách tham quan, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán. Hiện nay ngôi chùa được xây dựng trên một vị trí có độ cao 986m so với mực nước biển, là nơi mọi người có thể tìm kiếm sự yên bình khi nhìn ngắm quang cảnh nơi đây.

Giới thiệu về Chùa Bà Núi Bà Đen

Chùa Bà trên núi Bà Đen là một ngôi chùa linh thiêng và một điểm tham quan Tây Ninh nổi tiếng tọa lạc trong khu du lịch sinh thái Núi Bà Đen. Do đó mặc dù nằm ở một vị trí rất cao nhưng khu du lịch này cũng đầu tư rất nhiều để phát triển cơ sở vật chất, phục vụ cho nhu cầu viếng chùa Bà Đen và khám phá nhiều địa điểm thú vị khác trong khu du lịch của bà con.

Chùa Bà có một lịch sử lâu đời, xuất phát từ một ngôi miếu nhỏ do các nhà sư người Chiêm Thành xây dựng vào năm 1745. Sau đó, vào năm 1763, những nhà sư người Việt tiếp tục xây dựng lại và biến nó thành một ngôi chùa linh thiêng. Từ đó đến nay, Chùa Bà đã trải qua nhiều lần trùng tu và nâng cấp để duy trì giúp bảo tồn vẻ đẹp và giá trị tâm linh của nơi này. Mới đây nhất, vào năm 1997, Chùa Bà trên núi Bà Đen đã được khách thành lại với sự đầu tư từ cộng đồng và chính quyền địa phương nhằm bảo tồn và lưu truyền văn hóa tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam.

Hiện nay chùa Bà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, với mái ngói đỏ và tường gạch màu vàng. Bên trong gian chính của chùa thờ Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu. Tương truyền rằng , Bà Đen là nàng Đênh, con của một vị quan trong vùng Trảng Bàng. Sau khi xuất gia, Bà chết trên núi và thường xuyên hiển linh về giúp đỡ chúng sinh vào những lúc gặp hoạn nạn. Do đó cho đến ngày ngày nay, chùa Bà Núi Bà Đen vẫn là một địa điểm được người dân tín nhiệm thường xuyên đến chiêm bái và cầu nguyện cho cuộc sống và mọi việc được hanh thông thuận lợi.

Trong gian chính của chùa, Tượng Bà được đúc bằng đồng đặt trên một bệ cao. Xung quanh còn có các tượng thờ các vị thần khác như Quan Âm, Địa Tạng và … Ngoài gian thờ chính, chùa còn có các gian thờ khác như gian thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, gian thờ Đức Ông, gian thờ Ngũ Hành, mỗi gian thờ đều được trang trí lộng lẫy và đậm chất văn hóa Phật giáo. Chùa Bà trên núi Bà Đen không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng mà còn là một nơi thể hiện sự hòa hợp văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam, thu hút nhiều du khách tới tham quan và tìm hiểu về lịch sử của khu vực này.

Cách di chuyển từ Sài Gòn đến Núi Bà Đen

Là một tuyến du lịch nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ nên để di chuyển từ Sài Gòn đến núi Bà Đen ở Tây Ninh, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn về phương tiện và cách di chuyển như sau:

  1. Di chuyển từ Sài Gòn đền Núi Bà Đen Tây Ninh bằng xe máy

Xuất phát từ trung tâm Sài Gòn, bạn có thể lái xe máy theo quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng, thì tiếp tục chuyển hướng đến ĐT.782 hay tỉnh lộ 19. Tiếp tục đi khoảng 65 km nữa là bạn sẽ đến núi Bà Đen. Với cách di chuyển này bạn sẽ được chủ động trong lịch trình di chuyển của mình, tuy nhiên sẽ hơi mệt một chút vì lộ trình này sẽ mất đến gần 3 tiếng di chuyển.

  1. Di chuyển từ Sài Gòn đến Núi Bà Đen Tây Ninh bằng xe buýt

Di chuyển bằng tuyến xe bus số 703 Bến Thành – Mộc Bài, đến bến cuối cùng bạn chuyển sang tuyến 05 Mộc Bài – Tây Ninh để tiến vào vào trung tâm thành phố Tây Ninh. Tiếp theo từ đây bạn có thể bắt xe ôm hoặc là taxi để đến được chân Núi Bà Đen nha. Chi phí cho một chiều di chuyển là khoảng 80.000 – 100.000 đồng.

  1. Di chuyển từ Sài Gòn đến Núi Bà Đen Tâu Ninh bằng xe khách

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có một lựa chọn thoải mái hơn đó là bắt xe khách từ Sài Gòn để viếng chùa Bà Núi Bà Đen. Đây sẽ là một cách để tiết kiệm thời gian tuyệt vời đó nhé. Bạn có thể mua vé xe trực tiếp tại các bến xe, hoặc đặt vé xe khách đi Tây Ninh tại các ứng dụng mua vé xe trực tuyến. Thông thường với những mùa cao điểm như dịp Tết thì Blog Du Lịch sẽ thích sử dụng cách thứ 2 hơn vì vừa tiết kiệm được thời gian xếp hàng mua vé lại vừa chắc chắn là mình sẽ có chỗ ngồi trên chuyến xe tấp nập này. Thông thường giá vé xe khách từ Sài Gòn đi Tây Ninh có thể giao động trong khoảng 80.000 VND – 180.000 VND/chiều tùy thuộc vào loại xe và loại ghế bạn chọn nha.

Những cách để đi viếng chùa Bà Đen trong dịp Tết

  1. Sử dụng cáp treo viếng Chùa Bà Đen trong dịp Tết

Khi đến đi lễ Chùa Bà trên núi Bà Đen trong dịp Tết, bạn sẽ được hòa mình vào không khí tôn nghiêm và linh thiêng. Một trong những cách tiện lợi nhất để di chuyển lên Chùa Bà đó là sử dụng cáp treo. Từ năm 2020, khu du lịch Núi Bà Đen này đã được trang bị hệ thống cáp treo hiện đại, được đưa vào khai thác và sử dụng với hai tuyến cáp treo quan trọng là

– Tuyến cáp treo Chùa Hang: Tuyến cáp treo này đưa bạn đến chùa Bà trên núi. Với chiều dài 1,2 km, thời gian di chuyển khoảng 6 phút. Từ nhà Ga Chùa Hang bạn có thể di chuyển xuống dốc để đến được Chùa Bà nhé. Giá vé cáp treo lên Chùa Bà có giá là 250.000 VND/khứ hồi/người lớn và 150.000 VND/khứ hồi/ trẻ em (từ 1-1,4m)

– Tuyến cáp treo Vân Sơn: Tuyến cáp treo này sẽ cho phép bạn lên thẳng đỉnh núi, đưa bạn chinh phục đỉnh núi cao nhất Đông Nam Bộ ở độ cao 986m so với mực nước biên. Từ đây bạn có thể ngắm trọn toàn cảnh quẩn thể văn hóa tâm linh Chùa Bà và những khu vực lân cận. Giá vé cáp treo lên đỉnh núi là cũng sẽ là 250.000 VND/lượt khứ hồi cho người lớn và 150.000 VND/lượt khứ hồi cho trẻ em từ 1m – 1m4 nha.

  1. Leo đường bộ

Nếu bạn muốn thử thách bản thân và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, bạn có thể chọn cách trekking đường bộ từ chân núi lên đỉnh. Hiện nay cung đường chinh phục Núi Bà Đen có rất nhiều đường trekking với độ khó tăng dần, từ đường chùa đến đường đá trắng. Nếu bạn di chuyển bằng đường chùa bạn sẽ phải vượt qua 1000 bậc thang để có thể viếng Chùa Bà trên Núi Bà Đen trong dịp Tết nha. Ngoài ra, những cung đường trekking Núi Bà còn lại khá dài và dốc, tuy nhiên khung cảnh xung quanh rất đẹp, bạn có thể chinh phục núi Bà Đen một cách từ từ, vừa vãng cảnh vừa di chuyển lên Chùa Bà để chiêm bái và dâng hương nha.

Kinh nghiệm viếng chùa Bà Núi Bà Đen

Cứ đến dịp Tết đến, Chùa Bà trên Núi Bà Đen lại tiếp đón gần 1 triệu lượt du khách đến dâng hương và chiêm bái. Do đó để cho hành hình dâng lễ đầu năm tại chùa Bà trên núi Bà Đen của bạn được suôn sẻ và thuận lợi, có một số kinh nghiệm viếng chùa Bà Núi Bà Đen quan trọng mà bạn cần chú ý như sau:

 1. Không nên than mệt

Blog Du Lịch biết là đường leo lên Chùa Bà rất dốc và cao nên có thể sẽ gây khó khăn cho nhiều người. Tuy nhiên, chúng ta đang đi hành hương để cầu cho một năm mới được bình an hạnh phúc, vậy thì hãy cố gắng không đem theo những điều tiêu cực trong hành trình viếng chùa Bà trên Núi Bà Đen dịp Tết nha. Theo quan niệm dân gian, việc liên thục than thở, có nghĩa rằng bạn đang không thành tâm muốn đi lễ chùa, do đó sẽ không được chứng dám và phù hộ đó nhé. Vì vậy khi leo núi Bà Đen, chúng ta bình tĩnh đi một cách từ từ, mệt ở đâu thì nghỉ ở đó, xung quanh khuôn viên khu du lịch cũng có rất nhiều hàng quán bán nước và đồ ăn, bạn có thể nghỉ ngơi ở đó nha.

Mặt khác, nếu bạn biết trước điều kiện sức khỏe của mình không thể đáp ứng được chặng hành trình leo bộ viếng Chùa Bà Đen dịp Tết, Blog Du Lịch nghĩ bạn nên chọn cách di chuyển bằng cáp treo sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên lượng khách du lịch đến Chùa Bà trong dịp Tết rất đông, vì thế bạn có thể sẽ tốn thời gian trong việc xếp hàng mua vé và lên cáp treo. Nhưng lúc này chúng ta cũng nên hoan hỉ, chuẩn bị một tâm thế tốt để lên viếng chùa Bà trong ngày đầu năm bạn nhé.

2. Tham quan và dâng hương từ trình tự thấp lên cao

Một kinh nghiệm viếng Chùa Bà Đen trong dịp Tết nữa mà bạn cần chú ý đó là nên hành lễ lần lượt theo trình tự từ thấp đến cao nha.

3. Không mang đồ đạc ra khỏi chùa

Trừ khi bạn được phép hoặc nhận lộc từ nhà chùa, bạn không nên tự ý mang bất kỳ đồ đạc nào từ chùa ra ngoài nha. Đây là một trong những điều cấm kỵ tối thiểu tại những nơi linh thiêng như Chùa Bà Núi Bà Đen đấy nha.

4. Không đi cửa chính giữa

Theo truyền thống khi viếng Chùa Bà trong dịp Tết bạn nên đi từ cửa bên để vào chính điện, tuyệt đối không nên đi vào cửa chính giữa. Vì cửa giữa thường dành cho các nhà sư, bậc cao tăng và khoa bảng trong những ngày lễ quan trọng thôi đó.

5. Tránh sử dụng miệng để thổi tắt hương

Thay vì dùng miệng để thổi tắt hương, hãy sử dụng tay để phẩy nhẹ để làm hương tắt lửa nha. Bởi vì theo quan niệm dân gian, việc sử dụng miệng để thổi tắt nhang được coi là một hành vi không tôn trọng và thiếu tôn kính đối với các vị thần linh.

6. Đi dày thể thao và mặc đồ thoải mái, lịch sự

Khi đi lễ chùa Bà trong dịp Tết, bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều. Do đó Blog Du Lịch nghĩ bạn nên mang giày thể thao và những bộ đồ thoải mái phù hợp thanh quy của Chùa. Để thuận tiện hơn cho việc di chuyển.

Các địa điểm checkin không thể bỏ lỡ trên Núi Bà Đen

  1.   Tượng Bà

Tượng Bà Tây Ninh là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ trên Núi Bà Đen. Bức tượng này là một biểu tượng tôn giáo và văn hóa của Tây Ninh và là một trong những tượng Phật lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Với chiều cao lên đến 72m, tượng Bà thể hiện sự uy nghiêm và huyền diệu, đồng thời mang đậm vẻ ấm áp và linh thiêng. Khi ngắm nhìn tượng Bà trong dịp Tết bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh xung quanh từ đỉnh núi, các tiết mục ánh sáng nghệ thuật độc đáo trên màn led khổng lồ được thiết kế vởi KTS người Nhật nổi tiếng Shin Takamatsu. Với vẻ đẹp tâm linh và quy mô đầu tư khủng, tượng Phật Bà Tây Ninh là một địa điểm “check-in” mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến thăm Núi Bà Đen trong dịp Tết sắp tới.

  1.   Ga cáp treo Bà Đen

Ga cáp treo Bà Đen không chỉ là một điểm dừng chân quan trọng khi đi dâng hương Chùa Bà trên Núi Bà Đen, mà còn là một điểm “check-in” cực kỳ độc đáo và thú vị. Được công nhận bởi Guinness vào tháng 1 năm 2020, Ga cáp treo trên Núi Bà Đen là “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới” đó nha. Các họa tiết trang trí trên phần mái vòm của nhà ga Núi Bà Đen được lấy cảm hứng từ 3 ngọn núi nổi tiếng nhất Tây Ninh, bao gồm núi Bà, núi Heo và núi Phụng những biểu tượng tôn giáo và văn hóa quan trọng của Tây Ninh. Với thiết kế ấn tượng và độc đáo của nhà ga cáp treo Bà Đen, bạn sẽ có cơ hội tạo ra những bức ảnh “sống ảo” cực kỳ ấn tượng mà không lo hết góc.

  1.   Đỉnh Núi Bà Đen

Đỉnh núi Bà Đen là nóc nhà Nam Bộ với độ cao lên đến 986m so với mực nước biển. Từ đỉnh núi, bạn có cơ hội tận hưởng toàn cảnh thiên nhiên và khung cảnh xung quanh vô cùng tuyệt đẹp. Đây là một điểm đến tuyệt vời để thư giãn và chiêm ngưỡng cảnh quan tự nhiên ấn tượng của thành phố Tây Ninh và những khu vực lân cận. Khi viếng Chùa Bà trong dịp Tết, bạn đừng quên chinh phục đỉnh núi Bà Đen và chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong năm mới đầy hứng khởi này nha.

  1.   Thủy Hoa Viên Tây Ninh

Thủy Hoa Viên Tây Ninh là một địa điểm tuyệt vời cho những người yêu thích hoa và thiên nhiên cây cỏ. Nằm ở chân núi Bà Đen, Ấp Bến Kinh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, Thủy Hoa Viên là một “tọa độ” checkin mới nổi có diện tích rộng lớn nên được xây dựng rất tỉ mí với nhiều bối cảnh hoa đẹp mắt  thu hút đông đảo du khách trong mùa Tết Nguyên Đán. Trong dịp Tết, sau khi đi viếng Chùa Bà trên đỉnh Núi Bà Đen cũng có nhiều du khách tiện đường ghé qua Thủy Hoa Viên Tây Ninh vãng cảnh và thăm quan vì địa điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng này nằm trong khuôn viên của chùa Tây Pháp phó đó. Thủy Hoa Viên Tây Ninh là một điểm đến lý tưởng cho những người đam mê hoa cỏ. Bạn có thể tận hưởng không gian tĩnh lặng và chụp những bức ảnh đẹp để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình dâng hương lễ chùa đầu năm của mình nha của mình.

Và đó là toàn bộ những kinh nghiệm viếng Chùa Bà trên núi Bà Đen trong dịp Tết mà Blog Du Lịch muốn chia sẻ với bạn trong video ngày hôm nay. Nếu quý vị muốn biết nhiều hơn về những địa điểm du lich chơi Tết 2024 thú vị, đừng quên tham khảo một vài video mà Blog Du Lịch đính kèm trong phần mô tả nhé. 

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *