6 Lễ hội lớn được tổ chức hàng năm ở Phú Quốc
1, Lễ hội nghinh Ông:
Cũng giống những người dân ở nhiều vùng biển khác, người Kiên Giang cũng tưởng niệm những linh hồn của thần biển linh thiêng. Những vị thần đã luôn che chở cho họ trước những trận cuồng phong trên biển. Lễ hội Nghinh Ông là một dịp để các ngư dân có thể tưởng nhớ “Đức ngài cá Ông”.
Đây là lễ cúng cá voi gắn liền với tục thờ cá Ông. Nghi lễ này được phổ biến từ đèo Ngang trở vào cho đến Hà Tiên của huyện đảo Phú Quốc. Tục lệ này mang ý nghĩa cầu cho sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân gặp nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là lễ hội ở Phú Quốc rất được coi trọng. Có nguồn gốc từ rất xa xưa và là cội nguồn của các ngư dân miền biển. Đây được coi là lễ hội lớn nhất của các ngư dân với các tên gọi khác nhau.
Lễ rước gồm 2 giai đoạn: Rước ông từ ngoài biển và rước ông về lăng. Dưới nước, ngư dân cùng với hàng trăm chiếc thuyền, ghe cùng thuyền rồng sẽ rước cá Ông vào đất liền. Sau đó, đoàn người cùng lần, sư tử, rồng sẽ rước ông vào lăng.
Tiếp theo đó là phần lễ tế. Cuối cùng, người dân sẽ tổ chức ăn mừng cho lễ nghinh Ông thành công. Các nghi thức được thực hiện đặc biệt trang trọng. Thể hiện tín ngưỡng của dân biển với cá Ông. Nếu có dịp tham gia lễ cầu ngư này, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm mới lạ, khó quên nhất.
2, Lễ hội Nguyễn Trung Trực:
Không riêng gì Phú Quốc có đền thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nhưng điều đáng nói là đền thờ này được xem là lớn nhất. Lễ này đã duy trì và ngày càng phát triển bắt đầu từ năm 1996. Đến nay, lễ hội Nguyễn Trung Trực đã trở thành một yếu tố văn hóa không thể thiếu đối với người dân Phú Quốc, Kiên Giang. Lễ hội này được tổ chứctại đền thờ cụ Nguyễn tọa lạc tại xã Gành Dầu, Phú Quốc.
Thời gian diễn ra lễ hội khoảng từ ngày 27/08 âm lịch. Lễ hội cũng gồm 2 phần: Lễ và hội. Phần lễ được thực hiện theo đúng các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn nghiêm, kính trọng dành cho vị anh hùng đã có công lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động dân gian rất thú vị xoay quanh cuộc đời, hình tượng Nguyễn Trung Trực như triển lãm ảnh, biểu diễn văn nghệ, diễn kịch,… Bên cạnh đó còn là những hình thức giải trí sôi động như múa lân, hội thi thể thao, chợ phiên và các trò chơi dân gian truyền thống của Phú Quốc. Tất cả đều mang đậm bản sắc dân tộc và giá trị văn hóa địa phương.
3, Lễ hội Dinh Bà Ông Lang :
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang được tổ chức vào ngày 18,19 tháng giêng âm lịch hàng năm, tưởng nhớ Bà Kim Giao – người vợ của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với mong muốn cầu cho sức khỏe, an lành, hạnh phúc và ấm no. Cũng có một số người xin lộc về làm ăn và các cặp đôi đến đây hành hương cầu mong sống trọn đời bên nhau. Người dân đến tham gia lễ hội, vui chơi, thưởng thức các món ăn dân gian, đặc sản của huyện thiên đường Phú Quốc. Dinh Bà Ông Lang cách trung tâm thị trấn Dương Đông 7km, tọa lạc tại ấp Ông Lang – xã Cửa Dương – huyện thiên đường Phú Quốc.
Khách du lịch cũng vì sự linh thiêng của Dinh Bà Ông Lang mà tìm đến hành lễ ngày càng đông. Không chỉ đối với những người lớn tuổi, những đôi bạn trẻ hay những cặp đôi trai gái yêu nhau cũng thường đến đây cầu mong được sống trọn đời bên nhau.
Người dân ở đảo Phú Quốc cứ mỗi lần gần đến ngày diễn ra lễ hội lại náo nức chuẩn bị rất náo nhiệt. Lễ hội được tổ chức khá quy mô, bởi vậy đến với lễ hội ngoài hành hương ra khách tham quan còn có thể vui chơi hay thưởng thức những món ăn dân gian, mang đặc trưng biển đảo
4, Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự :
Sùng Hưng là một ngôi chùa cổ nằm gần Dinh Cậu, được xây dựng theo phong cách dân gian. Trong chùa chia làm nhiều khu thờ cúng. Như miếu thờ bà Chúa Xứ, tượng thờ Quan Âm Nam Hải, tượng thờ Nguyễn Trung Trực,…
Theo tài liệu còn lưu lại, thì trước kia nơi đây là nghĩa địa hoang vắng. Để có chỗ thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn, người dân địa phương đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân. Về sau, người ta đã hợp nhất hai chùa lại và lấy tên là Sùng Hưng Tự. Sùng Hưng cổ tự được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”. Trong sân chùa có tượng Quan Âm Nam Hải, kế sau là cột cờ. Bên trái nền có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương, bên phải thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hai bên Chánh điện có thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương Còn các tượng khác trên bàn thờ chính. Sau Chánh điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu. Bên hông chùa có đường lên viếng đài Phật tổ A Di Đà. Phía sau là đài Thích Ca Niết Bàn được xây dựng vào năm 1960 và các ngôi miếu khác.
5, Lễ hội Đình Thần Dương Đông :
Đình Thần Dương Đông tọa lạc trên đường 30 tháng 4, khu phố 1, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là địa điểm thể hiện tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân trên huyện đảo Phú Quốc..
6,Lễ hội đua thuyền truyền thống:

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .

Xem tất cả các bài viết

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .