Không phải tự nhiên mà người Việt Nam hay nói mùa xuân là mùa lễ hội. Mà vì các lễ hội lớn ở Việt Nam thường được diễn ra vào khoảng tháng giêng âm lịch tức là vào mùa xuân. Đây cung là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt để nhớ về cội nguồn và thể hiện tinh thần biết ơn đối với những vị thần có công bảo hộ cho họ có 1 năm thật bình an và may mắm. Và sau đây #Blog-Du-Lịch sẽ tổng hợp cho bạn top những lễ hội lớn tại miền bắc Việt Nam vào mùa xuân để mọi người cũng tham khảo và lên kế hoạch tham gia nha.

Lễ hội chùa Hương

Diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch tại Hương Sơn.

Đây được xem là một trong những lễ hội lớn về phật giáo của Việt Nam nên thu hút đông đảo phật tử, du khách đến tham quan. Ngoài ra chùa Hương còn là 1 danh thắng đẹp, 1 quần thể gồm các điểm tham quan nổi tiếng như bến Đục, suối Yến, đền Trình, núi Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, động Hương tích, suối Giải Oan, đền Cửa Vòng, chùa Cả… Vì vầy hàng năm có rất nhiều du khách chọn đi tham quan kết hợp tham dự lễ hội chùa Hương ngày tết

Lễ hội Khai ấn đền Trần

Lễ hội mùa xuân này được tổ chức thường niên vào giữa đêm ngày 14 và đầu ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại Khu di tích đền Trần thuộc phường Lộc Vương, Nam Định.

Và ý nghĩa của lễ hội Khai ấn đền Trần là nhằm mục đích để tri ân công đức của các vị vua Trần. Điểm đặc biệt của lễ hội ngày tết phía bắc này là được bắt đầu làm lễ khai ấn từ giờ Tý giữa đêm. Trong đó mọi người còn rủ nhau xin lá ấn để tài lộc sung túc, phát đạt cho cả năm. Bên cạnh đó, lễ hội mùa xuân này còn nhiều hoạt động truyền thống hấp dẫn như hát chèo, mùa rồng, hát chầu văn, đấu vật…vô cùng náo nhiệt

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến hết mùa xuân tại chùa Yên Tử – Quảng Ninh

Tại lễ hội Yên Tử sẽ có nhiều hoạt động động như Bái Tổ Trúc Lâm, lễ dâng hương cúng Phật, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian… Vì vậy nếu bạn tham dự lễ hội mùa xuân này sẽ có nhiều khoảnh khắc vui nhộn đồng thời còn có thể làm lễ cầu bình an, sung túc cả năm.

Lễ hội Lim

Hội Lim thường được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch.

Đây là lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh đặc trưng với làn điệu dân ca quan họ của vùng Bắc Bộ. đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào 30/9/2009. Bên cạnh đó trong lễ hội lim cũng có các nghi thức rước, tế các thành hoàng, danh thần liệt nữ tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đấu vật, đấu võ, nấu cơm, dệt cửi, đu quay…

Lễ Hội rước pháo làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh

Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng tại Bắc Ninh.

Ý nghĩa của lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ là tái hiện lại ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc. Đây là vị tướng được dân tôn thờ làm thành hoàng làng. Và cũng tương tự các lễ hội mùa xuân khác thì lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ cũng có phần lễ và phần hội. Trong phần lễ thì có lễ rước vua về làng và lễ rước phảo. Còn phân hội sẽ là các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được tổ chức như bịt mắt bắt dê, đua thuyền, đấu vật, đu tiên, chọi gà, cờ tướng…

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn

Được diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng tại huyện Duy Tiên, Hà Nam.

Ý nghĩa của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là khuyến nghề làm nông được bắt nguồn từ thế kỷ X. Trong lễ hội mua xuân này có các nghi thức như lễ cáo yết Thành Hoàng, lễ rước nước lên chùa Đọi, lễ sái tịnh, hội thi vẽ và trang trí trâu, lễ rước kiệu đón vua, lễ tịch điền… Và tất nhiên cũng không thiếu các trò chơi dân gian cực kỳ hấp dẫn.

 

Trên đây là những lễ hội lớn ở miền bắc diễn ra vào mùa tết. Và bạn đã tham gian được lễ hội nào rồi? Hãy chia sẻ lại ấn tượng và kỳ niệm của mình trong phần bình luận để mọi người cũng tham khảo nha. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều video chia sẽ thông tin hữu ích từ kênh nhé Cảm ơn các bạn đã xem video. Xin chào và hẹn gặp lại trong các video sau

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *