Những sa mạc hoang mạc luôn gợi lên cho bạn hình ảnh những đồi cát bất tận, nhưng trận bão cát khô rát đúng không. Các bạn có biết hiện nay tỉ lệ sa mạc hóa ngày càng lớn và nó khiến diện tích sa mạc trên trái đất ngày càng mở rộng ra. Trên thế giới có rất nhiều hoang mạc, #BlogDuLịch sẽ liệt kê đến các bạn 10 sa mạc lớn nhất thế giới, đó là những nơi chỉ có những loài động thực vật kỳ dị mới có thể sinh sống được nhé.

1/ Hoang mạc Nam Cực

Hoang mạc Nam Cực là hoang mang băng lớn nhất thế giới. Hoang mạc băng ở Nam Cực không bao giờ đón được ánh mặt trời trong một năm ròng rã. Vì sao lại gọi Châu Nam Cực là hoang mạc băng vì lượng mưa ở đây quá thấp, chỉ 50mm/năm và thậm chí đây chỉ là mưa dạng tuyết. Hoang mạc Nam Cực có diện tích gần 14 triệu km2 và nó được bao phủ bởi lớp băng vĩnh hằng chiếm tới 90% lượng nước trên Trái Đất, độ dày trung bình 1,6km. Chim cánh cụt, hải câu và 1 số loài chim là loại động vật sống được ở nam cực và không có người sinh sống. Tuy nhiên vẫn có những nhà khoa học tạm thời ở tại các trạm nghiên cứu ở hoang mạc băng lớn nhất thế giới này.

2/ Sa mạc Sahara

Trong số những sa mạc lớn nhất thế giới thì sa mạc Sahara là được nhiều người biết đến hơn cả. Sa mạc Sahara lượng mưa rất thấp chỉ từ 5mm – 25mm/năm. Mưa ở sa mạc Sahara là mưa dạng sương mù chứ không phải dạng hạt nước. Sa mạc Sahara là đụn cát khổng lồ, có sông suối, cao nguyên đá, các thung lũng khô cằn, nhưng cũng có nhiều ốc đảo xanh tươi và hệ động thực vật và bò sát đa dạng. Diện tích của sa mạc Sahara là hơn 9 triệu km2 năm trên 12 quốc gia là Algerie, Chad, Ai Cập, Libya, Marocco, Mali, Eritrea, Niger, Sudan, Tunisa, Tây Sahara. Hiện nay sa mạc Sahara ngày càng mở rộng, sa mạc lớn nhất thế này này đã mở rộng thêm gần 650.000 km2 từ năm 1962.

3/ Sa mạc Ả Rập

Trong danh sách những sa mạc lớn nhất thế giới vì với diện tích của sa mạc Ả Rập là 2,3 triệu km2 nó cũng là cái tên nổi bật. Sa mạc Ả Rập nằm trên vùng lãnh thổ của Ả Rập Saudi, Oman và một phần của Irac. Bạn có biết nhiệt độ sa mạc Ả Rập ở khu trung tâm có thể đạt 54 độ C. Lượng mưa ở sa mạc Sahara dao động từ 0 đến 500 mm. Nhờ vào hoạt động của con người nên ngày nay nhiều phần sa mạc đã được phủ xanh. Tuy nhiên việc trồng cây theo vòng tròn trở nên phổ biến tại Ả Rập Saudi bới vì các kĩ sư đào nước ở các mạch nước ngầm 20.000 năm tuổi và theo tính toán mạch nước ngầm này sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm tới.

4/ Sa mạc Gobi

Sa mạc Gobi cũng là sa mạc lớn nhất thế giới trải dài ở Trung Quốc và Mông Cổ. Diện tích của sa mạc lớn nhất thế giới này là 1,3 triệu km2. Sa mạc Gobi là sa mạc rộng lớn nhất châu Á có nhiều cảnh quan nhưng nhiệt độ có nơi lên đến trên 40 độ C. Tuy là thời tiết khắc nghiệt khi thì oi nóng khi thì thấu lạnh nhưng khách du lịch vẫn check in ở sa mac Gobi rất nhiều. Sa mạc Gobi sở hữu nhiều cồn cát, đồng bằng sỏi và các núi đá hùng vĩ tuyệt đẹp. Lượng mưa trung bình ở sa mạc Gobi dao động từ 50mm – 200mm và có cả mùa mưa và mùa khô. Người ta cũng đã khai quật được những bộ hóa thạch của loài Khủng Long tuyệt chủng tại sa mạc lớn nhất thế giới này đấy.

5/ Sa mạc Kalahari

Sa mạc Kalahari có lượng mưa thấp hơn 500mm và cũng có nơi chỉ có 200mm. Kalahari là sa có hoạt động của con người từ rất lâu trước kia. Sa mạc Kalahari có diện tích 930.000 km2 được bao phủ bởi cát nâu đỏ tuy nhiên sa mạc Kalahari không phải là một sa mạc thực thụ vì có vài khu vực sa mạc Kalahari có lượng mưa 250 mm khiến Kalahari trở thành sa mạc hóa thạch. Nhiệt độ ở sa mạc Kalahari thường dao động từ 20 – 40°C. Nhiệt độ trung bình cuối mùa đông ở sa mạc Kalahari có thể đạt tới dưới 0°C.

6/ Sa mạc Patagonia

Sa mạc Patagonia nằm trên lãnh thổ của Argentina, sa mạc Patagonia đa số là đồng bằng cát và không có sự sống của các loài cây.. Với diện tích khổng lồ lên tới 630.000km2 nên đây cũng là sa mạc lớn nhất thế giới. Lượng mưa trung bình ở sa mạc Patagonia từ 160 đến 200mm. Nhiệt độ trung bình năm ở đây cũng rất thấp từ 4 đến 20 độ C.

7/ Sa mạc Great Victoria

Sa mạc Great Victoria chủ yếu nằm ở địa phận nước Úc với diện tích 647.000 km2 nên nó cũng được xếp vào danh sách những sa mạc lớn nhất thế giới. Sa mạc Great Victoria có những cồn cát đỏ lớn và hồ muối nhưng lượng mưa trung bình ở đây chỉ đạt 162mm. Tuy khắc nghiệt như thế nhưng sa mạc Great Victoria có đến 750.000 con lạc đà và đàn lạc đà khổng lồ này đang đe dọa đến nguồn nước ở sa mạc Great Victoria

8/ Sa mạc Syria

Diện tích của sa mạc Syria vào khoảng 518.000 km2 cũng được xem là 1 trong những sa mạc lớn nhất thế giới. Sa mạc Syria rất hoang tàn và khô cằn trải dài trên các quốc gia như Irac, Jordan, Ả Rập Saudi và Syria. Lượng mưa trung bình hằng năm ở Sa mạc Syria khoảng 125mm. Với sự chênh lệch nhiệt độ lớn, nơi đây được xem là sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, khó tồn tại sự sống.

9/ Sa mạc Great Basin

Diện tích của sa mạc Great Basin này lên tới 490.000 km2 và nó cũng nằm thứ 9 trong danh sách những sa mạc lớn nhất thế giới. Sa mạc Great Basin có phần lớn lượng mưa rơi xuống ở dạng tuyết. Sa mạc Great Basin nằm ở phần lãnh thô Nevada, một phần của Utah và một vài bang khác. Lượng mưa ở sa mạc Great Basin dao động khoảng 150 đến 300 mm. Vì khắc nghiệt và cằn cỗi nên sa mạc Great Basin có rất nhiều các loại đá kì lạ hình thành như những giọt như mật ong.

10/ Sa mạc Chihuahua

Cuối cùng trong danh sách những sa mạc lớn nhất thế giới đó là sa mạc Chihuahua có diện tích khoảng 282.000 km2. Sa mạc Chihuahua nằm dọc theo biên giới Mexico – Mỹ. Lượng mưa trung bình mỗi năm ở sa mạc Chihuahua là ít hơn 228 mm. Sa mạc Chihuahua cũng là sa mạc có khí hậu ôn hòa hơn so với 1 số sa mạc lớn nhất thế giới khác. Nhiều nhà khoa học đã đánh giá sa mạc Chihuahuan có thể là hoang mạc đa dạng sinh học nhất trên thế giới.

Những sa mạc lớn nhất thế giới luôn có chút gì đó kỳ bí đúng không. Nhưng với tốc độ sa mạc hoá đang diễn ra nhanh hơn hiện nay thì rất đáng lo đấy. Bạn ấn tượng với sa mạc lớn nhất thế giới nào hãy bình luận bên dưới cho #BlogDuLịch biết nha.

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *