Chắc các bạn cũng đã nghe rất nhiều về đỉnh Everest là nóc nhà của thế giới rồi đúng không? Bạn có biết 9 ngọn núi cao nhất khác ngoài Everest là những ngọn núi nào không? Hãy cùng #BlogDuLịch khám phá top 10 ngọn núi cao nhất thế giới ngay trong video này nhé!

1/ Đỉnh Everest (chiều cao 8.850m)

Everest được xem là nóc nhà của thế giới và tất nhiên đỉnh Everest được xếp ở top 1 trong 10 đỉnh núi cao nhất thế giới. Đỉnh Everest thuộc đất nước Nepal, dãy Khumbu Himalaya. Lượng người đến chinh phục đỉnh Everest hàng năm phải tính đến con số hàng ngàn lượt. Những người leo núi rất muốn được chinh phục cuộc hành trình lên đỉnh núi Everest. Chuyến hành trình chinh phục Everest được xem là rất khắc nghiệt vì đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nhà leo núi. Everest được chinh phục lần đầu tiên bởi Nepali Sherpa Tenzing Norgay và ông Edmond Hillary người New Zealand năm 1953.

Top 8 địa điểm ngắm cực quang đẹp nhất thế giới

2/ Đỉnh K2 (Độ cao: 8.600 mét).

Đỉnh K2 hay còn có tên gọi khác là Godwin-Austen, Lambha Pahar, Chogori, Kechu hay Dapsang. Đỉnh K2 là đỉnh núi cao thứ hai trên thế giới với chiều cao là 8 600m. Đỉnh núi K2 nằm ở khu vực Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc và Pakistan, thuộc dãy núi Karakoram. Đỉnh K2 được chinh phục lần đầu tiên bởi một đội thám hiểm người Ý do ông Ardito Desiofinally dẫn đầu đã leo lên thành công đỉnh K2 qua tuyến leo núi Abruzzi Spur vào ngày 31 tháng 7 năm 1954.

Xem thêm: Top 10 quốc gia hoà bình nhất thế giới ai cũng hạnh phúc

3/ Đỉnh Kanchenjunga (Độ cao 8586 mét )

Núi Kanchenjunga có tên gọi khác là Sewalungma cao thứ 3 trên thế giới. Lý giải tên gọi đỉnh Kanchenjunga theo tiếng địa phương là “Năm kho báu của tuyết”.  Đỉnh Kanchenjunga có năm đỉnh núi, đại diện cho năm kho báu của Thiên Chúa, đó là vàng, bạc, đá quý, hạt ngũ cốc, và sách thánh.  Đỉnh Kanchenjunga được xem là thiêng liêng trong tôn giáo Kirant. Bên cạnh đó đỉnh Kanchenjunga là ngọn núi cao nhất cực đông trái đất. Những người đầu tiên chinh phục Đỉnh Kanchenjunga là Joe Brown và George Band vào ngày 25 tháng 5 năm 1955.

Top 10 ngôi đền chùa đẹp nhất thế giới, được công nhận di sản

4/ Đỉnh Lhotse ( Độ cao 8.516 mét )

Đỉnh Lhotse là một hệ thống các dãy núi nối với Everest qua đèo Nam. Lý giải tên gọi Lhotse trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là “đỉnh Nam”. Ngọn núi này nằm tại biên giới giữa Tây Tạng và vùng Khumbu của Nepal. Người đầu tiên chinh phục Đỉnh Lhotse là Fritz Luchsinger và Ernst Reiss ngày 18 tháng 5 năm 1956. Đỉnh Lhotse được nhiều nhà leo núi nhận xét là một trong những ngọn núi cực kỳ khó leo và hiếm khi được trải nghiệm.

Xem thêm: Top 10 bộ trang phục truyền thống độc đáo nhất thế giới

5/ Đỉnh Makalu ( Độ cao 8.463 mét)

Đỉnh Makalu nằm trong dãy Himalaya Mahalangur biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Đỉnh Makalu bị cô lập với khu vực xung quanh. Điều đặc biệt của đỉnh Makalu là có hình dạng là một kim tự tháp bốn mặt. Người đầu tiên chinh phục đỉnh Makalu là đội thám hiểm Mỹ do William Siri vào năm 1954. Người leo núi Makalu sẽ chinh phục đỉnh ở phía sườn Đông Nam và Tây Bắc Ridgeare.

Top 15 địa điểm kỳ lạ nhất thế giới, tưởng như ở hành tinh khác

6/ Đỉnh Cho Oyu (Độ cao 8188 mét)

Cho Oyu là một đỉnh núi tọa lạc tại biên giới của Nepal và Trung Quốc. Đỉnh Cho Oyu này có nghĩa là Nữ thần Ngọc lam theo tiếng Tây Tạng. Đỉnh núi cao thứ 6 thế giới này là một trong những ngọn núi dễ chinh phục nhất. Người muốn chinh phục Đỉnh Cho Oyu có thể tiếp cận thẳng về phía trước và nhìn chung chặng đường chinh phục Cho Oyu không có nhiều nguy hiểm khách quan. Lần đầu tiên có người chinh phục đỉnh Núi Cho-Oyu là Joseph Joechler, Herbert Tichy, Pasang Dawa Lama vào ngày 19 tháng 10 năm 1954 bởi.

Xem thêm: Top 10 quốc gia lớn nhất thế giới

7/ Đỉnh Dhaulagiri (Độ cao 8167 mét)

Đỉnh Dhaulagiri được xếp thứ 7 trong danh sách top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới. Đỉnh Dhaulagiri nằm trên dãy Dhaulagiri Himalaya ở Nepal. Lần đầu tiên đỉnh Dhaulagiri được chinh phục vào ngày 13 tháng 5 năm 1960 bởi một người Áo, Thụy Sĩ và nhà thám hiểm Nepal.

Top 10 toà nhà cao nhất thế giới, kinh phí xây dựng khủng nhất

8/ Đỉnh Manaslu (Độ cao 8163 mét)

Đỉnh Manaslu là dãy núi thuộc dãy Manaslu Himalaya, trong vùng lãnh thổ Nepal. Ngọn núi cao thứ 8 thế giới này được chinh phục lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 5 năm 1956 do Toshio Imanishi và Gyalzen Norbu chinh phục. Đỉnh Manaslu thường là lựa chọn đầu tiên cho những người thích phiêu lưu mạo hiểm muốn leo độ cao 8000m.

Xem thêm: Top 10 cây cầu nổi tiếng nhất thế giới

9/ Đỉnh Nanga Parbat (Độ cao 8126 mét)

Đỉnh Nanga Parbat là đỉnh núi cao thứ 9 thế giới, nằm ở sườn tây của dãy núi Himalaya thuộc khu vực Gilgit-Baltistan của Pakistan. Đỉnh Nanga Parbat còn có tên gọi khác là “Kẻ ăn thịt người” hay “Núi quỷ”. Lý giải cho tên gọi kinh dị này vì Đỉnh Nanga Parbat là nơi chứng kiến nhiều tai nạn không may xảy ra khi chinh phục Đỉnh Nanga Parbat. Những nhà leo núi đã bị chôn vùi trong tuyết và rất khó để đưa thi thể xuống núi. Đỉnh Nanga Parbat có nhiều vách đá dựng cao nhất thế giới. Nhà leo núi đầu tiên chinh phục Đỉnh Nanga Parbat  là Hermann Bahl vào năm 1953.

Top 10 thị trấn đẹp nhất thế giới như trong truyện cổ tích

10/ Đỉnh Annapurna ( Độ cao là 8.091m)

Đỉnh Annapurna cũng là một đỉnh núi thuộc dãy Annapurna Himalaya tại Nepal. những đỉnh núi Annapurna nằm trong những ngọn núi nguy hiểm nhất trên thế giới để leo lên. Theo lý giải của người địa phương, tên gọi đỉnh Machhapuchhare dịch ra là “đuôi cá”. Những nhà leo núi đầu tiên chinh phục Đỉnh Annapurna là Maurice Herzog & Louis Lachenal vào ngày 3/6/1950.

Bạn thấy đấy quốc gia Nepal sở hữu nhiều ngọn núi cao nhất trên thế giới. Sở hữu đến 8 ngọn núi trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới. Đa số những ngọn núi cao nhất thế giới đều nằm một phần hoặc toàn bộ trên lãnh thổ Nepal. Bạn có thấy ấn tượng với những con số trên không ? Hãy cho #BlogDuLịch biết cảm nhận của bạn nhé.

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *