Việt Nam có rất nhiều lễ hội đặc sắc và đậm đà bản sắc dân tộc. Bạn biết không, Việt Nam là quốc gia có những lễ hội hầu như quanh năm suốt tháng đều có. Ngoại trừ những lễ hội lớn trong năm như lễ tết thì các lễ hội vào tháng 10 cũng đặc sắc không kém. Nếu bạn đang trông chờ được tham gia vào các lễ hội tháng 10 tại Việt Nam thì hãy cùng #BlogDuLịch tìm hiểu nhé.

1/ Lễ Đôn-ta và hội đua bò – tỉnh An Giang

Khi đi du lịch An Giang vào tháng 10 thì bạn sẽ có dịp tham gia Lễ Đôn-ta. Ngày lễ hội truyền thống Đôn-ta được xem là lễ hội của người Khmer lớn nhất trong năm. Ngoài tên gọi là lễ Đôn-ta thì người Khmer còn gọi là lễ cúng ông bà. Lễ hội tháng 10 này rất nổi tiếng và lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer An Giang. Lễ hội Đôn-ta diễn ra từ 29/8 đến 1/9 Âm lịch bạn nên xem lịch khi muốn tham gia vào lễ hội của người Khmer này nha.

Các tiết mục của lễ hộ Đôn-ta có rất nhiều hoạt động văn hóa bản địa đặc sắc. Một trong những hoạt động thú vị nhất lễ hội của người Khmer này chính là hội đua bò kéo với các đội bò địa phương. Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Khmer hằng năm.

Du lịch An Giang 2021 khám phá 13 địa điểm du lịch chụp ảnh bao đẹp

Hội bò của người Khmer diễn ra hoành tráng và quy mô nhất. Ngoài đến xem đua bò thì người tham gia còn được xem người dân Khmer trình diễn điều khiển đàn bò khéo léo và thuần thục. Kinh nghiệm du lịch An Giang tham gia lễ hội đua bò thì năm 2021 này, bạn nên đi du lịch An Giang từ ngày 5/10/2021 dương lịch. Sau khi tham gia lễ hội Đôn Ta và đua bò của người Khmer rồi bạn hãy cho #BlogDuLịch biết cảm nhận của mình nha.

Xem thêm: 7 lễ hội du lịch kỳ lạ trên thế giới có thể bạn chưa biết tới | TOP KỲ LẠ |

2/ Lễ hội Kate – Ninh Thuận và Bình Thuận

Lễ hội trong tháng 10 được nhiều người quan tâm không thể kể thiếu Lễ Kate hay còn gọi là lễ Mbang Katé của đồng bào người Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Kate đã tồn tại rất lâu đời trong lịch sử của người Chăm theo đạo Bà la môn. Lễ hội Kate từ trước đến nay đều rất thu hút người dân và du khách đến tham quan. Lễ hội Kate mang ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc, ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cùng nhà vua Pôklông Garai, vua Prôme… rất quan trọng với người Chăm. Vào tháng 10 Lễ hội Kate diễn ra ở tháp Po Klaong Garay, Phan Rang, tháp Chàm và tháp Po Rome, đền Po Ina Nagar, Ninh Phước, Tháp Chăm Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết từ ngày 3-5/10/2021 dương lịch.

Xem thêm: Bản đồ du lịch Phan Thiết Bình Thuận bằng video chi tiết nhất

Thời gian lễ hội tháng 10 ở Việt Nam này diễn ra rất hoành tráng. Vào ngày Lễ hội Kate có những hoạt động hấp dẫn như trình diễn âm nhạc dân tộc, các vũ nữ nhảy múa chào mừng, múa quạt truyền thống. Phần chính là lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc trang y cho thần và phần đại lễ. Lễ hội Katê cũng là nơi hẹn hò của các đôi trai gái đến tuổi cập kê. Những đôi nam nữ sẽ khoe sắc phục truyền thống lung linh sắc màu để tìm hiểu, trò chuyển với nhau. Lễ hội Kate thường được tổ chức trong không gian rộng, thoáng, trang trọng và rực rỡ sắc màu.

Du lịch Ninh Thuận 2021 đến 9 toạ độ check in hot nhất

3/ Lễ hội Dinh Thầy Thím – Lagi, Bình Thuận

Lễ hội Dinh Thầy Thím là một trong những lễ hội lớn trong tháng 10 của làng Tam Tân. Lễ hội Dinh Thầy Thím cũng được xem là lễ hội văn hóa tiêu biểu để phục vụ phát triển du lịch Bình Thuận. Dinh Thầy Thím có ý nghĩa tưởng nhớ công đức của Thầy và Thím, thường chữa bệnh cứu người, giúp ngư dân lúc sinh thời.

Lễ hội Dinh Thầy Thím là nét văn hóa rất đặc sắc và tiêu biểu của bà con thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận. Lễ hội Dinh Thầy Thím định kỳ được tổ chức từ ngày 14-16/9 Âm lịch tức 19/10-21/10/2021 Dinh Thầy – Thím. Ý nghĩa của Lễ hội Dinh Thầy Thím để cầu việc làm ăn được thuận lợi êm xuôi. Trong Lễ hội Dinh Thầy Thím còn nhiều tiết mục hấp dẫn khác như trình diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá, diễn Chèo Bả Trạo, tích Thầy…

Du lịch Phan Thiết 2021 check in 11 địa điểm du lịch nên đi nhất

4/ Lễ hội Vía Quan Âm

Lễ hội Vía Quan Âm là lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng. Hằng năm Lễ hội Vía Quan Âm thường diễn ra vào ngày 19/9 Âm lịch tức 24/10/2021 năm nay. Lễ hội Vía Quan Âm ngày 19/9 thì là ngày vía Quan Thế Âm đản sanh là ngày Vía Quan Âm quan trọng với bà con Phật tử.

Lễ hội Vía Quan Âm thường được tổ chức long trọng và trang nghiêm. Tại tất cả các ngôi chùa Phật giáo trên cả nước có thờ Quan Âm Bồ Tát, bà con Phật tử sẽ dâng hương cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và gia đạo bình an.

5/ Lễ Hội Trùng Cửu –  Vũng Tàu

Lễ Hội Trùng Cửu được tổ chức ở nhà Lớn thuộc xã Long Sơn, Vũng Tàu. Ý nghĩa của Lễ Hội Trùng Cửu để  cầu an và tưởng nhớ công đức của Ông Trần. Lễ Hội Trùng Cửu này không quá rầm rộ như nhiều lễ hội tháng 10 Việt Nam khác mang ý nghĩa tâm linh với người dân xã Long Sơn. Khi đi du lịch Vũng Tàu dịp Lễ Hội Trùng Cửu bạn có thể thăm quan di tích Nhà Lớn với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Lễ hội Trùng Cửu sẽ được diễn ra từ ngày 8-9/9 Âm lịch tức ngày 13 và 14/10/2021 năm nay.

Du lịch Vũng Tàu 2021 lần đầu tiên cần chuẩn bị gì

6/ Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu – Lai Châu

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu này chính là lễ tạ ơn hay là lễ hội cốm mới của đồng bảo người Thái Trắng tại Mường So, Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Đây cũng là lễ hội tháng 10 thu hút nhiều khách thập phương nhất. Mỗi năm vào rằm tháng 9 âm lịch tức 20/10/2021 năm nay lễ hội sẽ được tổ chức với rất nhiều hoạt động đặc sắc. Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu có ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho người dân.

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu đã có từ rất xa xưa. Theo phong tục từ xa xưa thì trước hôm Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu diễn ra, dân làng sẽ chọn ra một cụ bà trong bản để là người có kinh nghiệm khấn vái và làm cốm. Đặc biệt sau đó người ta cũng sẽ hái những bó lúa non để làm cốm. Người hái những bó lúa này là những cô gái còn trinh tiết, hoặc những phụ nữ có gia đình yên ấm, con cái khỏe mạnh.

7/ Lễ hội chùa Keo Hành Thiện

Đây là lễ hội tháng 10 ở Việt Nam rất lớn được diễn ra tại chùa Keo tỉnh Nam Định. Chùa Keo Nam Định đã có hơn 400 năm tuổi. Lễ hội chùa Keo Hành Thiện thường diễn ra từ ngày 8 đến ngày 16/ 9 Âm lịch (13/10-22/10/2021 DL) nhằm kỉ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ. Lễ hội chùa Keo Hành Thiện có rất nhiều hoạt động đặc sắc như: Lễ dâng hương, cầu cúng, tụng kinh, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng.

Tiết mục được nhiều người thích thú nhất khi tham gia Lễ hội chùa Keo Hành Thiện đó môn đua thuyền trải. Luật đua thuyền trải cũng rất đặc biệt, có 15 xóm trong làng tham gia bơi trải, 1 thuyền có 10 người trong đó có 1 người lái thuyền, tất cả 10 người đều đứng để chèo chứ không được ngồi như những cuộc đua thuyền khác.

Top 10 ngôi đền chùa đẹp nhất thế giới, được công nhận di sản

8/ Lễ hội chùa Cổ Lễ –  Nam Định

Chùa Cổ Lễ là công trình kiến trúc Phật giáo và tín ngưỡng rất nổi tiếng của Việt Nam. Điểm đặc biệt của chùa Cổ Lễ so với các ngôi chùa nổi tiếng khác là ở kiến trúc Gothic độc đáo. Một trong những lễ hội vào tháng 10 đông người tham gia nhất phải kể đến Lễ hội chùa Cổ Lễ. Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ 13/9-16/9 Âm lịch tức 18/10-21/10/2021 nhằm để tưởng niệm ngày Đức Thánh tổ hóa thân.

Lễ hội chùa Cổ Lễ thì du khách cũng sẽ được tham gia phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn. Khi bạn được tham dự lễ hội chùa Cổ Lễ bạn đừng quên đi thăm quan quần thể di tích chùa đồ sộ với tháp  “Cửu phẩm liên hoa” 11 tầng hoành tráng nhé.

Với 8 lễ hội tháng 10 đặc sắc nhất này, bạn sẽ dễ dàng lụa chọn ngày thích hợp để đến tham quan cũng như trải nghiệm. Bạn còn biết thêm lễ hội trong tháng 10 nào chưa có trong danh sách này không, hãy bổ sung để #BlogDuLịch được biết nhé.

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *