Hòn đảo du lịch nổi tiếng của Indonesia đối mặt với nguy cơ cạn nước, do biến đổi khí hậu khiến mùa mưa ngắn hơn, trong khi nhu cầu nước phục vụ khách du lịch tăng mạnh. 65% nguồn nước của Bali được sử dụng để phục vụ du lịch, và mỗi phòng khách sạn ở hòn đảo này sử dụng trung bình 3.000 lít nước/ngày.
“Vấn đề khan hiếm nước ngọt của Bali sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai trừ khi có sự thay đổi căn bản trong mô hình du lịch đại chúng và chấp nhận cách tiếp cận thông qua du lịch bền vững có chất lượng”, bà Cole nhận định.
Vibeke Lengkong, nhân viên của I’m an Angel, một tổ chức địa phương viện trợ nước ngọt cho các ngôi làng bị hạn hán ở Bali, cho biết chính quyền đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
“Chính phủ đã xây dựng các đường ống để chuyển nước lên từ các hồ trung tâm, nhưng không có nước chảy trong đó vì thiếu kinh phí và tham nhũng ảnh hưởng tới mọi cấp chính quyền ở Bali”, cô chia sẻ.
“Họ nói về việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân, nhưng sau đó họ đi và bán một lượng lớn nước cho các công ty như Coca-Cola và Danone-AQUA – có các nhà máy lớn ở Bali”, Lengkong nói.
Cần thay đổi triết lý du lịch
Nằm tại chân núi Agung linh thiêng của Bali là Karangasem, vùng nghèo nhất và kém phát triển nhất trên hòn đảo.
Năm nay, hiện tượng El Nino khiến cho người dân ở đây khốn khổ thêm bằng việc tạo ra một mùa khô dài hơn và nóng hơn.
Cơ quan khí tượng Indonesia vừa mới dự báo mùa mưa, vốn thường bắt đầu vào thời điểm này trong năm, sẽ kéo dài sang năm sau đối với Karangasem và hai vùng nghèo khác ở phía bắc Bali.
Trong khi đó, làng Seraya Timor ở bờ biển phía đông cũng phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng từ đầu mùa khô. Những ngọn đồi trồng ngô giờ đây phủ một màu vàng úa, và trông giống như hình ảnh của một sa mạc hơn là một hòn đảo nhiệt đới. Nhưng nước canh tác không phải là vấn đề cấp thiết nhất với người dân vào lúc này, vì hầu hết họ còn không có đủ nước để ăn hay nấu nướng.
Một chủ cửa hàng ở Seraya Timor chia sẻ rằng anh chỉ có nước sinh hoạt trong 3 ngày. Những ngày còn lại, anh sử dụng nước từ một bình 3.000 lít mà anh mua với giá 200 USD, gấp rưỡi mức lương trung bình hàng tháng ở Bali.
“Tôi sinh ra ở đây và đã sống cả đời ở đây. Nó luôn khô hạn nhưng chưa bao giờ như thế này”, anh cho biết.
#đảo_bali #đảo_bali_thiếu_nước
Mưa vẫn chưa quay lại Bali kể từ tháng 4, và ở một số nơi, những bình nước dự trữ đã hết sạch, chờ đợi nguồn nước duy nhất đến từ các xe cấp nước của chính phủ.
“Tháng trước, chính quyền mang tới 4 xe nước, nhưng tháng này chưa có xe nào. Tôi hy vọng trời sẽ mưa sớm, không thì chúng tôi không biết làm sao để tồn tại”, Ketut, một nông dân ở Tianyar Timor chia sẻ.
Tiến sĩ Cole cho rằng dù có mưa, tình hình sẽ không thể cải thiện nếu chính phủ không động vào ngành du lịch.
Người ta có thể cho rằng hạn hán ở phía bắc, phía đông và phía tây không liên quan gì đến du lịch, bởi vì có rất ít hoạt động du lịch ở đó. Nhưng nước từ các hồ có thể được phân phối một cách công bằng cho mọi nơi trên đảo, hoặc nó có thể bị lạm dụng ồ ạt cho du lịch như hiện nay. Chúng ta đang nắn các dòng sông để chuyển hướng về phía nam, trong khi chúng có thể hướng lên phía bắc”, bà Cole nhận định.
“Những ngôi làng trên đó không khô vì hạn hán. Chúng khô vì chính trị, vì những lựa chọn đang được thực hiện”, tiến sĩ cho biết.

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .

Xem tất cả các bài viết

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .