Chùa Bà Thiên Hậu – Chốn Tâm Linh Hơn 250 Tuổi Của Sài Gòn
Sài Gòn vốn dĩ không phải lúc nào cũng xô bồ, hối hả với nhịp sống phồn hoa nơi thị thành rực rỡ ánh đèn. Sài Gòn vẫn có những góc tĩnh lặng riêng để làm dịu mát tâm hồn, cho mọi vướng bận, sân si nhật thường đều trôi vào không gian trầm lắng ấy.
#BlogDuLich #Chùa_Bà_Thiên_Hậu
Chùa bà Thiên Hậu là điểm đến tâm linh quen thuộc của người Sài Gòn mỗi khi cảm thấy trống vắng. Ngôi chùa tọa lạc giữa lòng thành phố không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả những vị lữ hành ngoại quốc đến khám phá những “bí mật” ẩn giấu đằng sau.
Chùa bà Thiên Hậu nằm ngay tại 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố.
Chùa được xây dựng vào năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau 256 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
Tên chính xác của nơi này là Thiên Hậu Miếu, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên trong cách gọi của dân gian ở miền Nam nước ta, cứ nơi nào linh thiêng thì đều gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không hẳn là đúng cho lắm.
Nếu muốn tìm kiếm một ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng của người Hoa, sở hữu phong cách Á Đông thuần khiết thì du lịch Sài Gòn đến ngay chùa bà Thiên Hậu là lựa chọn đúng đắn của bạn. Chùa được xây theo lối tam quan, cách điệu ở phần cửa chính đi vào và có thêm hai hành lang ở hai bên hông.
Du khách dễ dàng nhận ra dáng vẻ trầm mặc của ngôi chùa khi vừa đặt chân đến phía cổng. Mọi thứ dường như đã được thời gian ươm màu để không gian thêm phần cô tịch, bước chân người đi qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa thân thuộc lại có phần bí ẩn.
Suốt chiều dọc của ngôi chùa là phần kiến trúc chính, cũng là nơi dành cho các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa là khoảng trống như giếng trời để vừa lấy ánh sáng, khí trời vừa để cho hương nhang theo đó mà bay lên cao, tránh khói mù cho bên dưới. Hai bên là lối đi được phân cách rõ ràng, giúp cho người viếng dễ dàng di chuyển hơn, nhất là vào các dịp lễ hội hay ngày rằm.
Trong chính điện, tượng bà Thiên Hậu được đặt ở chính giữa. Ánh sáng đỏ – vàng làm chủ đạo, hòa cùng bức màu đen của gỗ và ánh nến lung linh xung quanh đã làm cho nơi đây huyễn hoặc người nhìn. Dù chỉ đặt chân đến một lần, du khách vẫn sẽ có ấn tượng sâu đậm, rất khó để có thể diễn tả hết bằng lời vẻ u tịch, huyền bí đó.
Phần mái nhà được trang trí bằng rất nhiều bức tượng có kích thước lớn nhỏ và hình thù khác nhau. Tuy vậy, tất cả đều vô cùng hài hòa, đẹp mắt. Ngắm kỹ từng đường nét, người lữ hành sẽ hiểu được sự tinh tế, kỳ công của người tạo nên nó đã dùng hết tâm huyết của mình thế nào.
Cũng giống như bao ngôi chùa khác, chùa bà Thiên Hậu đông đúc người đến viếng vào các dịp lễ, rằm. Và khi Tháng Giêng vẫn còn mang hương xuân dịu ngọt, ngôi chùa hơn 250 tuổi ở Sài Gòn luôn tấp nập người ra vào. Không chỉ có người Hoa mà cả người Việt lẫn du khách ngoại phương vẫn bị lôi cuốn bởi sức hút mê hoặc của chùa bà Thiên Hậu.
Có người đến cầu duyên, cầu tài, cầu lộc, cũng có người đơn giản là cầu bình an, cho một đời được an nhiên cùng gia đình. Lư hương lúc nào cũng đầy khói nhang, nghi ngút.
Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba nơi chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch, kì bí và linh thiêng.
Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo.
Người ta nói răng, Chùa Bà Thiên Hậu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn.Tồn tại đã 258 năm nhưng nó vẫn giữ được nét đặc trưng cho kiến trúc của người Hoa.
Nhiều đường nét trạm trổ, điêu khắc, hiện vật còn giá vị lịch sử và mỹ thuật còn được lưu giữ lại. Chính điều đó đã khiến nơi đây càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Dù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng nơi này luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi đổ về làm việc thiện. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.
SĐT : 0914 122 071

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .

Xem tất cả các bài viết

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Trinh

Chào các bạn , mình là Phương Trinh . Mình học quản trị kinh doanh nhưng lại thích đi du lịch , thích thử các món ăn các vùng miền và đặc biệt là thích chụp và quay những địa điểm đẹp .